trở, nên còn giữ lại được những rừng cây nguyên sinh và
bảo tồn nhiều loài chim , thú quý hiếm. Chính tại đây, nhà
điểu học Võ Quý đã phát hiện được loài chim trĩ mới thế
giới chưa từng biết đến. ông lấy địa danh Hà Tĩnh đặt tên
cho nó là Lophura hatinhensis. Năm 1992, tại Vườn Quốc
gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) các nhà khoa học cũng đã tìm thấy
con sao la, một loài thú cực kì quý hiếm. Sự kiện đó được coi
là một phát hiện quan trọng về động vật trong hơn 50 năm.
Mặc dij hiểm trở, song do đứt gây kiến tạo, hình thành
những con đèo vắt ngang qua núi nối liền hai nước Việt
- Lào, như đèo Keo Nưa cao 734 m, đèo Mụ G iạ 418 m...
Những đứt gãy ấy cũng tạo điều kiện cho các con sông đào
dòng thoát nước ra biển Đông, tạo thành một mạng lưới dày
đặc các sông ngắn.
Vượt qua khối núi đá vôi Kẻ Bàng, dãy Trường Sơn Bắc
trở thành một vùng đồi núi thấp chạy sát biển thuộc các
tỉnh Bình - Trị - Thiên. Đây là nơi lãnh thổ nước ta "thắt eo"
lại hẹp nhất, bề ngang chỉ chừng 60 - 70 km, tại Quảng
Bình có nơi chỉ hơn 40 km.
Núi thấp, chủ yếu cấu tạo bởi đá phiến hay cát kết,
nhưng cũng có những núi đá hoa cương vươn cao lên như
đỉnh Co Ta Run 1.824 m cao nhất vùng, đỉnh Ba Rền 1.137
m, đỉnh
u
Bò 1.009 m.
Khối núi Khe Ngang chạy ra phía biển, được bao bọc
bởi dòng Đại Giang, cũng có đỉnh Co Rong cao 1.227 m,
nổi lên như một ngọn tháp.
Dải Trường Sơn vẫn thấp thoáng "giăng màn" phía tây