đông là dải đồng bằng hẹp chạy theo biển, còn phía tây
núi non trùng điệp như một bức bình phong dài dằng dặc.
Chính vì thế trong dân gian, dãy núi này còn có tên gọi là
dãy Giăng Màn.
Xưa kia, đây là vùng núi non hiểm yếu, đã từng là căn
cứ địa khởi nghĩa của Bà Triệu, Lê Lợi, Phan Đình Phùng...
Trường Sơn càng được biết đến trong những năm chiến
tranh chống Mĩ, khi tuyến đường Trường Sơn được mở trở
thành đường mòn huyền thoại Hồ Chí Minh. Trong giai
đoạn này, máy bay Mĩ quần đảo trên bầu trời, bom đạn
trút xuống cày xới mọi nẻo đường, chất da cam, có chứa
dioxin rải xuống làm trụi lá rừng, nhưng từng đoàn quân,
từng đoàn xe tải vẫn rùng rùng vượt đồi núi ngút ngàn tiến
vào Nam.
Xét về mặt nguồn gốc và hình thái, các nhà địa lí chia
ra hai phần: Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Trường Sơn Bắc bắt đầu từ dăy Pu Lai Leng (cũng gọi
là Pu Xai Lai Leng) ăn từ bên Lào sang tây Nghệ An. Đây
là một khối núi đá hoa cương có đỉnh nhọn cao 2.711 m
sừng sững nơi biên giới. Núi non xen kẽ các khe suối xếp
lớp nối tiếp nhau, so le nhau, nhấp nhấp nhô nhô. Dãy Pù
Mát trải rộng ba huyện miền tây Nghệ An (Tương Dương,
Con Cuông, Anh Sơn) có đỉnh cao 1.841 m vượt trội so với
các núi đồi lúp xúp xung quanh.
Nơi đây vẫn còn giữ được những khu rừng nguyên
sinh rất đa dạng với các loài động, thực vật quý hiếm,
IV
59