KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 87

Nói chung, hiện tượng cacxtơ ở các cao nguyên này đã

có phần ổn định, tạo ra các thung lũng rộng, nằm xen với

các đồi núi đá phiến, cát kết...

Sông Đà chảy qua vùng này đã được chặn lại nhiều

đoạn để xây dựng nhà máy thủy điện, như thủy điện Sơn

La, thủy điện Hòa Bình. Để xây đập nước, các nhà địa chất

đã thăm dò để tìm ra những nơi không có hiện tượng cacxtơ

ngầm, tránh sự thẩm lậu nước qua các khe nứt, hang hốc

bên dưới.

Vạt núi đá vôi Tây Bắc còn kéo dài xuống Hòa Bình

và Ninh Bình, ăn lan ra cả bờ biển. Núi đá vôi thường ít

cây rừng vì đá lộ ra trơ trọi, không có đất cho cây bám.

Tuy vậy cũng có những thung đá vôi hiểm trở còn bảo tồn

được rừng nguyên sinh. Đó là trường hợp rừng quốc gia Cúc

Phương. Những hang động nằm trên lưng chừng núi như

động Người xưa, động Hương Tích... cho thấy khối núi đá

vôi đâ được nâng lên vào thời kì sau này. Nhưng ở ven rìa,

hiện tượng cacxtơ hầu như đã dừng lại, đá vôi không còn

thành dãy, thành khối, mà là những núi tách biệt như ở Chi

Nê, Hòa Bình. Bên chân núi đá vôi đã hình thành những

thung lũng rộng, những cánh đồng trồng lúa và hoa màu.

Những núi đá vôi sót lại còn nhô lên rải rác cho tới phía tây

gần trung tâm Hà Nội, như núi đá vôi Chùa Thầy.

-

Quần thể danh thắng Tràng An

Quần thể danh thắng này là một thể kết hợp "ba trong

một": cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo

địa chất. Khi lập nước Đại

cồ

Việt, Đinh Tiên Hoàng đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.