Bên trái chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh
và suối Ngọc Tuyền trong vắt, ẩn hiện dưới lùm cây trông
thật hữu tình. Phía ngoài động, trên cao có ba chữ Hán Nhị
Thanh Động khổ lớn khắc chìm vào vách đá. Bên trong
động, trên vách bên phải là hệ thống bia Ma Nhai với 20
văn bia đủ mọi kích thước xen kẽ nhau.
Đi thêm khoảng 100 m, qua hai chiếc cầu kiều bắc
qua những khúc suối quanh co, một không gian rộng lớn
mở ra với nóc hang cao vút, có cửa thông thiên, phía trong
có một thác nước đổ xuống, theo khe đá hòa nhập vào suối
Ngọc Tuyền chảy ngầm dưới nền động, tạo nên những âm
thanh huyền bí khi dội vào vách đá. Ngô Thì Sĩ có viết
trong bài kí Động Nhị Thanh như sau: "Người đi thuyền
phải cúi rạp xuống, dùng tay vịn vào vách đá đẩy thuyền
mới qua được và do suối chảy dưới nền động nên không
thấy dòng suối đâu." ông còn cho khắc lên nóc hang ba
chữ lớn: "Hang Thông Thiên".
Từ xưa, người ta đã khắc chân dung Ngô Thì Sĩ trên
một hốc đá nhỏ trong động ở độ cao 8 m, tạo thế ông ngồi
kiết già dựa vào vách đá giống như thật. Ngày nay, để tưởng
nhớ công ơn của vị danh sĩ, nhân dân trong vùng đã xây
dựng ban thờ ông ngay trong động Nhị Thanh.
-
Tượng Nàng Tô Thị
Cùng với động Nhị Thanh và động Tam Thanh, Nàng
Tô Thị được xếp vào "Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng", không
những thế, còn ở hàng đầu danh sách.