Vinh Lộc dâng trà lên quan Thị lang.
Hòa Thân đưa mắt nhìn viên lão thái giám, im lặng chờ vua phán quyết.
Biết ý, Càn Long nói :
- Trong điện lúc này chỉ có ba người mà Vinh Lộc là cái bóng lúc nào
cũng ở bên Trẫm khanh đừng nghi ngại.
Hòa Thân liền rút trong tay áo một cuốn thơ văn hai tay kính cẩn đặt lên
long án.
- Tâu Bệ hạ, đây là bổn phúc trình mới nhất do Trưởng ban Cơ mật từ
Giang Nam đích thân về tường báo. Bởi vậy hạ thần không dám chậm trễ
dù biết Người mới mệt nhọc hồi cung.
Càn Long vội mở bổn phúc trình ra đọc.
Nếu theo chế độ các triều vua Hán tộc thì quan Thị lang không được
phép đích thân vào chầu Vua tâu trình cơ mật vụ, mà phải chuyển qua Bộ
và thượng quan do mình trực thuộc chuyển giao.
Nhưng chánh quyền Thanh triều là bộ tộc chánh quyền vì Hoàng đế
không được toàn thể dân Hán ủng hộ mà chỉ trông cậy vào sự ủng hộ của
bộ tộc mình.
Một chánh quyền như vậy ắt phải tự tâm và phải cần tới phương pháp
quyền thuật, cho nên chế độ Thanh triều có ý nghĩa pháp thuật nhiều hơn là
chế độ xác thật.
Khi nhà vua có mạng lệnh cho viên quan nào thì gửi thẳng cho người ấy
chớ không phải gởi cho Bộ hay vị thượng quan mà viên quan đó trực thuộc
để chuyển giao như thường lệ của các tiền triều Hán tộc.
Các quan Thượng thư đứng đầu các Bộ không được trực tiếp ra mạng
lệnh cho các cấp hạ thuộc.
Lục bộ có ba mươi sáu quan Thượng thư và Thị lang. Mỗi Bộ có hai
quan Thượng thư, một Mãn, một Hán và bốn Thị lang, hai Mãn, hai Hán.
Ai nấy đều cò quyền được trực tiếp tấu đối riêng với nhà Vua.
Bởi thế không ai biết bạn đồng liêu mình đã tâu đối việc gì.
Hòa Thân là người xiểm nịnh khéo léo nên Càn Long rất quí mến trao
cho nhiệm vụ cơ mật dò xét về hoạt động của các phái võ miền Nam và