Ba người nhìn theo về phía đầu rừng. Một toán năm người đang tiến lẹ
về phía Long Sơn.
Khi họ gần đến nơi, bọn Cao Tấn Trung nhận ta người đi đầu là một
thanh niên hảo hán, dong dỏng cao, nước da bánh mật, tay cầm bốn cây
Thiết lê thương. Bốn người theo sau trang phục ra dáng gia nhân, khệ nệ
khiêng một con hổ khá lớn, đuôi quét lê thê trên mặt cỏ, một ngọn thương
sắt cắm ngập quá nửa trong miệng mãnh thú há hốc, máu đóng keo lại hai
bên mép.
Bốn môn đồ Tây Khương chăm chú nhìn thanh niên và xác mãnh hổ,
cũng như thanh niên nhìn họ không chớp mắt.
Thanh niên bảo bọn gia nhân :
- Các ngươi khiêng mãnh thú về trại, ta sẽ về sau.
Nói đoạn, chàng đứng lại chần chừ nhìn bốn người lạ hồi lâu mới cất
tiếng hỏi :
- Quý vị lên Long Sơn hay từ đâu qua đây?
Trông thấy ngọn Thiết lê thương và xét ngôn ngữ, Cao Tấn Trung dự
đoán ngay thanh niên là môn đồ phái Bạch Hạc, và là con cháu Trại chủ
Hoàng Hoa.
Thận trọng, Tấn Trung đáp :
- Tôi xin yết kiến Ngũ Mai lão ni, nhưng lão ni… không tiếp.
Không do dự, thanh niên cải chính ngay :
- Bá mẫu tôi đi Côn Minh thật, lẹ lắm cũng phải một tháng nữa mới về
Long Sơn.
Dứt lời, thanh niên cúi đầu chào và nói tiếp :
- Tôi là Hoàng Hoa Nhị Lang, Ngũ Mai lão ni là bá mâu tôi và cũng là
gia sư. Xin cho biết quý danh và mời quý vị qua tệ trang nghỉ ngơi.
Thấy sự niềm nở, dễ tánh của thanh niên, Cao Tấn Trung đành đáp lời :
- Cảm ơn tráng sĩ! Tôi họ Cao và mấy bằng hữu đây họ Mã, Phương,
Bạch. Anh em tôi hữu sự, cần đi gấp. Xin để lần sau sẽ cùng tráng sĩ tái
ngộ!…
Nói đoạn, Tấn Trung đưa mắt ra hiệu cho môn hữu, rồi cũng chào Nhị
Lang, đi thẳng.