Thêm vào đó còn có đồ đệ Ngưu Hóa Giao và người ở Đông Hải thôn
kéo về Quảng Châu, từ khi hay tin Cơ phòng tử thì Lữ sư bá báo thù. Thành
thử đoàn Võ Đang theo phe Anh Võ đông tới vài trăm người.
Bên Thiếu Lâm tự cũng không kém. Các môn đồ gần xa, tân cựu lũ lượt
đến Tây Thiền tự và Quang Hiếu tự ra mắt hai người hòa thượng Tam Đức,
Thái Trí. Họ tình nguyện họp thành đoàn rước Hồ Á Kiền thượng đài để
đối lại phe Võ Đang.
Chốn thiền môn đang thanh vắng tĩnh mịch, bỗng dưng trở thành tấp
nập, nhộn nhàng. Tam Đức, Thái Trí lấy làm phiền muộn, phải ôn tồn giải
thích cho họ biết rằng Hồ Á Kiền bị buộc lòng giao trnah cùng Lữ Anh Bố
và trận đấu Thủy Nguyệt lôi đài là hoàn toàn cá nhân, chớ không phải một
vụ tranh tài cao hạ giữa hai môn phái như lời đồn đại. Vậy yêu cầu mọi
người khán trận nên điềm tĩnh, bình thường, vô tư, không phe nọ, đảng kia
e đi đến hậu quả tạo thành mối hiềm khích lớn giữa các người ngoại cuộc.
Trước sự giải thích của hai hòa thượng, mọi người đều kính nể nghe
theo, nhưng trước khi ra khỏi chùa, họ không ngớt tụ tập bàn tán tại các tửu
điếm, trà lầu.
Dĩ nhiên tại những nơi công cộng ấy, người hai phái thường gặp nhau mà
không biết. Thôi thì thồi này tán dương Thiếu Lâm, thồi kia ca tụng Võ
Đang. Tửu nhập ngôn xuất, người nào cũng mặt mũi đỏ gay, hăng hái, lời
qua tiếng lại không ai chịu nhịn ai.
Trước còn đầu khẩu, sau ra sừng sộ, gây hấn khiến đám thực khách hiền
lành sợ hãi bỏ chạy tán loạn, e lãnh phải đòn hội chợ.
Nhân viên tửu quán phải một phen chật vật giảng hòa để tránh các trận
loạn đả ghế bay, thồi đổ.
Không khí trong thị trấn những ngày trước buổi khai đài giao đấu rất
mực sôi nổi. Nam phụ lão ấu, bất cứ nơi nào, hề khởi chuyện là Thiếu Lâm,
Võ Đang.
Trong phường, ngoài phố, các thiếu nhi cũng tập hợp tự nhộn hai phe
môn đồ, giả đấu lôi đài. Từ giả đến thật, chúng đánh nhanh chí tử khiến các
bực phụ huynh phải can thiệp và đôi khi - vì trẻ con mích lòng người lớn -