xem sao? (Vị trí và cảnh sắc Tung Sơn Thiếu Lâm tự đã tả thiệt rõ ràng ở
hồi thứ hai mươi bốn).
Các vị đại sư đều đồng ý với sư trưởng phái Nga Mi ở lại Thiếu Lâm tự,
chờ phúc thư của Phùng Đạo Đức và Bạch Mi lão sư.
Tuy không ai nói ra miệng, nhưng vị nào cũng nặng lòng nghĩ tới tiền đồ
võ giới và môn Kỹ Thuật Quốc Gia (người Trung Hoa thời Minh triều,
Thanh triều gọi một võ thuật tinh vi là Kỹ thuật quốc gia, hay gọi là môn
Quốc kỹ) là một môn học đã từng đào tạo ra nhiều nhân vật cách mạng
chống đối nhà Thanh.
Các vị đại sư cũng không lạ gì việc Thanh triều rất kiêng nể các võ phái;
do đó Vua tôi nhà Thanh vẫn bí mật hành động với mục đích hạ bớt ảnh
hưởng, uy tín võ phái trong dân gian, hoặc diệt trừ bớt một vài môn phái
càng hay.
Tấm gương tầy liếp thời Ung Chánh vương hãy còn kia, vị vương giả
triều Thanh này đã từng phái ban mật vụ gây biết bao mâu thuẫn giữa các
môn phái tiền triều, thiếu chút nữa thì môn đồ dị phái lâm vào cảnh tương
tàn lưu huyết đến tận diệt.
Hiện thời, Càn Long là một vị minh quân thiệt, nhưng trước mắt Hán tộc,
vị Hoàng đế ấy vẫn là một người thuộc giống Mãn Châu xâm lăng đất nước
Trung Hoa không hơn, không kém. Biết đâu nhà Vua chẳng bắt chước tiên
vương, tiếp tục gây xáo trộn trong nền võ giới, theo dõi chính sách chia để
mà trị?
(Quả thế, sau cuộc du hành toàn cõi Giang Nam, vua Càn Long được
mục kích hành vi anh hùng của một số môn đồ Thiếu Lâm tự, bèn bí mật
tạo nên một pho truyện, trước hết đẻ ca tụng cuộc vi hành hữu ích của nhà
Vua, sau là lưu manh hóa các hành động của các hào kiệt Thiếu Lâm. Vua
Càn Long còn kết thúc phi truyện tưởng tượng đó bằng một trận diệt trừ
toàn thể các sư, đệ môn võ danh tiếng ấy và sau cùng là vụ Hỏa Thiêu
Thiếu Lâm tự.
Một sự kiện không thể nào có được vì các Sư trưởng đại phái Bắc phái
Sơn Đông, Nga Mi, Côn Luân, v.v… nói chúng, và toàn thể Tung Sơn
Thiếu Lâm tự nói riêng, sẽ phản ứng rất mạnh mẽ vào tận Thanh cung).