Anh nói nghe rất có lý.
Hơn nữa tôi không phải là một nhân vật quan trọng nào đó mà chỉ là
một anh Việt cộng nằm vùng không mấy người biết đến.
Nhưng tôi tin rằng hồi ký của gã vi-xi vô danh ấy sẽ thu hút người đọc
và biết đâu sẽ gây tiếng vang lớn.
Tôi bắt đầu viết hồi ký này giữa năm 2006, viết được hơn một nửa thì
tôi sang Mỹ và hoàn tất nó vào mùa Thu năm 2007 tại thành phố Lake
Forest và quyết định gọi tên nó là “tự truyện Lạc Đường”.
Đầu năm 2008 tôi về Việt Nam, đưa bản thảo cho vài người bạn. Và
nó đã được đón nhận rất ồn ào. Từ vài ba người bạn thân, nó lan truyền
trong giới nhà văn nhà báo và họa sĩ. Đáng ngạc nhiên nhất là giới luật sư
đọc rất nhiều.
Biết rằng tự truyện này không thể xin giấy phép in công khai được, tôi
bèn gởi nó cho trang web Talawas. Mười ngày sau tôi nhận được thư của
chị tổng biên tập Phạm Thị Hoài. Chị nói: “Tôi sẽ đích thân biên tập tác
phẩm này.” Rồi tự truyện Lạc Đường xuất hiện trên Talawas. Hai mươi bốn
giờ sau, chị Hoài lại viết cho tôi: “đã có 15.333 lượt người đọc”.
Mấy hôm sau, buổi tối, khi tôi đang nằm coi TV thì nhận được cú điện
thoại từ đài BBC. Lê Hải gọi tôi. Anh nói: “Tôi đã đọc xong tự truyện Lạc
Đường của anh và rất khâm phục. Xin chia vui cùng anh. Anh có thể cho
đài BBC một cuộc phỏng vấn không?”
Đó là cuộc phỏng vấn dài 20 phút phát sóng sau đó mấy ngày và được
phát lại lần thứ hai cách nửa tháng.
Tôi rất cám ơn Talawas và đài BBC vì nhờ các phương tiện truyền
thông này mà tự truyện Lạc Đường đã được hàng vạn người biết đến. Dạo
ấy mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư độc giả từ khắp Việt Nam và khắp