người ấy vào tương lai bất định. Sự chần chừ là kẻ trộm thời gian và cuộc
sống.
Cái giá phải trả
Điều mà các nhà kinh tế học muốn nói đến là không nhịn nổi các đòi hỏi
thỏa mãn là một lý do khác làm người ta khi về hưu lâm vào cảnh túng
thiếu. Phần đông người ta không thể cưỡng lại việc chi tiêu mọi đồng xu họ
kiếm được và bất cứ những gì họ có thể vay mượn hoặc mua thiếu. Nếu
bạn không nhịn được các đòi hỏi thỏa mãn và buộc mình phải cố nhịn chi
tiêu mọi khoản bạn kiếm được, bạn không thể trở thành giàu có. Nếu bạn
không có thói quen căn cơ trong cuộc sống thì bạn sẽ không thể đạt tới chỗ
tiền bạc sung túc. Như W. Clement Stone, người sáng lập Công Ty Bảo
Hiểm Tổng Hợp của Mỹ và là một trong những người giàu nhất thế giới,
nói “Nếu bạn không tiết kiệm được tiền bạc, thì bạn không có được mầm
mống của sự giàu có trong người”.
Nhìn xa trông rộng
Lý do cuối cùng làm người ta lâm vào cảnh nghèo túng khi thôi việc, có lẽ
cũng không kém quan trọng hơn tất cả các lý do vừa nói đến. Đó là thiếu
khả năng nhìn xa trông rộng. Một cuộc nghiên cứu kéo dài trong thập niên
1950 và được xuất bản thành sách vào năm 1964 với tên là Thành Phố
Không Phải Thiên Đường, tiến sĩ Edward Banfield thuộc trường đại học
Harvard đã nghiên cứu các lý do về khả năng biến đổi kinh tế xã hội nhanh
chóng ở Hoa Kỳ. Ông muốn biết bạn có thể tiên đoán xem một cá nhân
hoặc một gia đình sẽ thăng tiến đến một hoặc nhiều nhóm giai cấp kinh tế
xã hội như thế nào và liệu họ có giàu có hơn ở thế hệ kế tiếp so với thế hệ
hiện tại của họ hay không.
Banfield đã nghiên cứu và so sánh các kết quả ông phát hiện được dựa vào
tài liệu giải thích phổ biến nhất về sự thành công kinh tế ở Hoa Kỳ và ở các
nước khác. Điều đó có phải do trình độ học vấn không? Không phải vậy,