Trí thông minh là chính hành động thông minh
Phẩm chất thứ hai của những người Mỹ đứng đầu được nhận thấy trong
cuộc nghiên cứu là óc thông minh. Hầu như tất cả những người được phỏng
vấn đó đều nói rằng họ đạt được thứ bậc cao nhờ vào óc thông minh của
họ. Sau đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều người trong số họ chưa có
trình độ đại học và một số không học hết trung học. Trong số những người
tiếp tục học đại học, nhiều người không phải là sinh viên giỏi. Nhiều người
trong các thành phần được ghi trong sách Who’s Who in America chỉ có
trình độ trung bình hoặc dưới trung bình.
Do đó có hai định nghĩa về óc thông minh. Định nghĩa thứ nhất là óc thông
minh mà đa số người ta hành động theo. Đó là “chỉ số thông minh” hoặc
IQ. Phần đông người ta ước tính IQ của họ dựa vào thành tích học tập của
họ ở trường học. Người bình thường không có trình độ giỏi về học tập,
thường nghĩ mình có chỉ số IQ dưới trung bình. Niềm tin này có thể ảnh
hưởng đến họ trong suốt cuộc đời còn lại của họ.
Trình độ của bạn không xác định tương lai của bạn
Thực tế là có nhiều người không có trình độ giỏi về học tập, nhưng họ trở
nên rất thành công trong cuộc đời trưởng thành. Một số cuộc nghiên cứu
cho thấy các chủ doanh nghiệp thành công thường có cùng đặc tính như
những đứa trẻ bị rối loạn thiếu sự chú ý. Họ ham hiểu biết, thiếu kiên nhẫn,
năng động và không quan tâm đến chuyện linh tinh hoặc chi tiết của môn
học hoặc trong cuộc sống sau này và chi tiết về công việc. Tuy nhiên, họ rất
thông minh.
Bác sĩ Howard Gardner thuộc trường đại học Harvard đã nhận thấy cái
được ông gọi là “Thông minh gấp bội”. Đây là các dạng thông minh khác
nhau, chẳng hạn như, trí thông minh không gian trực quan, cảm giác vận
động hoặc thể chất và trí thông minh âm nhạc, không có trí thông minh nào
được đo lường ở nhà trường. Các cuộc thử nghiệm chỉ số IQ chuẩn chỉ đo