Hansson phân chia thời gian của anh cho Chicago, Malibu và Marbella,
Tây Ban Nha, nơi anh thường đắm chìm trong những chặng đua xe công
thức.
Ví dụ thứ ba và cũng là cuối cùng là John Doerr, một đối tác của quỹ đầu tư
mạo hiểm Kleiner Perkins Caufield & Byers tại Thung lũng Silicon danh
vọng. Doerr đã giúp quỹ đầu tư này và nhiều ông lớn trong ngành công
nghệ tạo nên cuộc cách mạng hiện nay, trong đó có Twitter, Google,
Amazon, Netscape và Sun Microsystems. Lợi nhuận thu về từ các khoản
đầu tư này vô cùng khổng lồ: Tài sản ròng của Doerr cho đến thời điểm viết
cuốn sách này là hơn 3 tỷ đô-la.
Vì sao Silver, Hansson và Doerr lại làm tốt đến vậy? Có hai kiểu câu trả lời
cho câu hỏi này. Kiểu đầu tiên mang tínhvi mô, tập trung vào đặc điểm tính
cách cũng như những chiến lược giúp chi phối sự trỗi dậy của bộ ba này.
Kiểu thứ hai vĩ mô hơn, họ không tập trung nhiều vào cá nhân và chuyển
sự chú ý sang loại công việc mà họ đại diện. Dù cả hai cách tiếp cận đều
quan trọng, nhưng câu trả lời vĩ mô lại liên quan nhiều hơn đến chủ đề mà
chúng ta đang thảo luận bởi chúng sẽ làm sáng tỏ được nhiều điều về
những gì mà nền kinh tế hiện nay mang lại cho chúng ta.
Để khám phá quan điểm vĩ mô, chúng ta hãy hướng tới hai nhà kinh tế học
của MIT, Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee, tác giả của cuốn sách đầy
sức ảnh hưởng năm 2011, Race Against the Machine (tạm dịch: Cuộc chạy
đua với máy móc). Cuốn sách đã đề cập tới một trường hợp thuyết phục.
Đó là sự trỗi dậy của công nghệ số, thứ đã làm biến chuyển thị trường lao
động theo cách bất ngờ. Brynjolfsson và McAfee từng giải thích trong cuốn
sách của họ như sau: “Chúng ta đang sống trong sự khổ sở của cuộc Tái cơ
cấu Vĩ đại. Công nghệ thì đi trước, còn kỹ năng và tổ chức lại lê lết theo
sau.” Với nhiều người lao động, sự lê lết này ẩn chứa những tin xấu. Khi
máy móc thông minh được cải tiến, khoảng cách giữa máy móc và khả
năng con người rút ngắn lại, các chủ doanh nghiệp sẽ ngày càng có xu