LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHINH PHỤC ĐỐI PHƯƠNG - Trang 107

Sở dĩ bạn mắc lừa chính là vì bạn luôn cảm thấy loại người này càng

ngày càng đáng tin cậy một cách lầm lẫn. Những tay bậc thầy lừa đảo
muốn lừa lấy hàng trăm triệu trong chốc lát kia chỉ cần dùng 100 nghìn,
vừa xách hộp bánh điểm tâm, vừa thành thực giao tiền mặt vào tay bạn, thế
là vụ lừa đảo đã thành công.

74. Thừa nhận lỗi lầm có thể làm đối
phương tín nhiệm

Đây là một câu chuyện lý thú về tổng thống Geogre Washington nổi

tiếng trong lịch sử nước Mỹ. Hồi nhỏ, Washington từng chặt đổ một cây
anh đào mà cha mẹ ông rất quý, ông không che dấu lỗi của mình mà chủ
động nhận lỗi với bố mẹ, cuối cùng được bố mẹ biểu dương. Tục ngữ nói
"dám làm dám nhận", "mình phạm lỗi rồi phải nhận lỗi", nói là nói vậy, chứ
làm được đâu phải dễ.

Một khách sạn bị hỏa hoạn do khách tạo ra khi ngủ vứt bừa bãi đầu

mẩu thuốc lá, bị thiệt hại rất lớn. Giám đốc khách sạn tuy có tỏ ý xin lỗi,
nhưng sự an ủi của ông lại không như lời hứa hẹn, không tỏ ra chút thành ý
nào đối với người bị hại, nên bị người đời chỉ trích làm khó dễ.

Nói chung, bên bị thiệt hại do lỗi của đối phương đều hy vọng đối

phương xin lỗi một cách thành thật, khuynh hướng tâm lý này của người
Nhật rất rõ. Tất nhiên, xin lỗi không phải là bạn cúi thấp đầu một lát thì có
thể tỏ rõ thành ý của mình bạn. Khi đối phương hy vọng bạn xin lỗi năm
phần, nếu bạn chỉ tỏ ra hai, ba phần thì sẽ làm đối phương rất tức giận:
"Nhìn thái độ của anh kìa! Thật chẳng có thành ý gì hết cả". Lỗi bạn đã
nhận rồi, nhưng vẫn chưa nhận đủ.

Các nhà chính trị, các nhà sản xuất lão luyện có thể nói rất am hiểu

điều đó, vốn đã có lỗi, kết quả do xin lỗi khéo léo, ngược lại trở thành việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.