xây xong, còn đích thân tham gia lễ rước tượng dâng hương, thật là tin lạ,
thợ mộc điêu khắc gỗ ở Đông Dương tay nghề rất giỏi, dựa vào hình dáng
của Chung thái giám tạo ra bức tượng giống đến 5-6 phần, phục sức trang
điểm đều dựa theo hình dáng của tam bảo thái giám Trịnh Hòa, dân chúng
ven đường vây xem rất náo nhiệt, không thấy ai quỳ bái thi lễ, nhưng cười
trộm phỉ báng thì lại rất nhiều, bởi vậy nói rằng khả năng Chung thái giám
vừa rời khỏi Hàng Châu thì bức tượng liền bị lôi đi làm củi thiêu là rất lớn.
Dân chúng Hàng Châu gọi Chung thái giám là Tây Hồ công đức chủ thực
ra là do Trương Nguyên ngày đó bịa đặt ra, nhưng nếu xây dựng được viện
tế bần được xây thì Chung thái giám thực sự là Tây Hồ công đức chủ, dân
chúng sẽ cảm tạ ơn đức này, sinh từ núi Bảo Thạch có thể tồn tại lâu dài.
Tiêu Pháp tuổi đã cao, không thể giống như Hoàng Nhữ Hanh sáng nào
cũng đến Cư Nhiên thảo đường để giảng bài, ba ngày tới một lần, giải đáp
các câu hỏi khó của học trò. Sáng ngày mùng 10 tháng 9, Tiêu trạng
nguyên râu tóc bạc trắng như tuyết tới Cư Nhiên thảo đường, các học trò
ngồi đó hỏi bài để Tiêu trạng nguyên giải đáp. Tiêu Pháp suy nghĩ vẫn rất
minh mẫn, những câu hỏi dịch, thư, thi, lễ, xuân thu… lão đều trả lời trôi
chảy, những khúc mắc hàng ngày của các học trò được giải thích hết lượt,
vui mừng khỏi nói. Bổn kinh của Trương Nguyên là “ Xuân Thu “, câu hỏi
của hắn là biện thể của “ Xuân Thu “, Tiêu Pháp chỉ ra rằng:
- Người trong “ Xuân Thu “ tuy là vì khen chê thế sự mà làm nhưng có
người không hẳn như vậy, có người đoạn tuyệt hẳn với sự đời, có người
ham triết lý, có người hay nghi hoặc, có người công thế, có người phát
minh, có người trọng giáo, có người trọng giới, có người trưng nghiệm, có
người cảm thán, có người kỳ vọng, không ai giống ai, khó nhìn ra quy luật.
Nhìn không ra cái đó thì viết văn không hay được.
Lập tức Tiêu Pháp giảng giải về tất cả các thể, các học trò ngồi đó nghe
về “ Xuân Thu “ đều cảm thấy được mở rộng tầm hiểu biết, có minh sư về
ngũ kinh chỉ bảo, một canh giờ bằng mình tự học mấy tháng.