lên sử phòng phủ nha. Ngày mồng 8 tháng 4 thi sẽ căn cứ vào kết phiếu thi
đạo này để lĩnh quyển vào trường thi.
Tới lĩnh kết phiếu còn có Kỳ Bưu Giai, người bảo hộ của Kỳ Bưu Giai
cũng là Trương Đại và Chu Mặc Nông. Thần đồng Kỳ Bưu Giai năm nay
13 tuổi, một năm nay đọc sách làm văn vô cùng vất vả, gã có hôn ước bằng
miệng với Thương Cảnh Lan, trở thành vãn bối của Trương Nguyên. Kỳ
Hổ Tử háo thắng muốn vượt mặt Trương Nguyên trong kỳ thi đạo này để
dành ngôi đỗ đầu. Gã còn đặc biệt mua một tập văn bát cổ của
TrươngNguyên để so sánh, , tập này được phòng xã Phất Thủy ở Tô Châu
in ấn, bản in tinh xảo, giấy in cũng rất đẹp, nghe nói Tùng Giang phủ đã
bán được mấy ngàn cuốn, còn đắt hàng hơn cả ở Thiệu hưng. Kỳ Bưu Giai
đọc kỹ hai trăm cuốn chế nghệ của Trương Nguyên, tuy khâm phục nhưng
lại không hề ghen tức.
Ra khỏi huyện nha, Trương Đại và Chu Mặc Nông giao lại kết phiếu
cho Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai tự giữ của mình, bọn họ sợ làm mất sẽ
làm lỡ việc lớn của Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai. . Theo quy định thì
kết phiếu phải do người bảo hộ giữ, nhưng trên thực tế đều giao cho người
thi tự bảo quản.
Kỳ Bưu Giai nhận kết phiếu, chắp tay cáo biệt với đám Trương Nguyên,
dẫn theo hai nô bộc trở về Đạm Sinh đường ở ngoại thành để học tiếp.
Trương Nguyên mời đại huynh Trương Đại và Chu Mực Nông tới quán
trà ở Phủ Học Cung uống trà, lần này Trương Đại đặc biệt vội về từ Hàng
Châu, đầu tháng hai Trương Đại đi Hàng Châu, theo học Hoàng Ngụ Dung
tiên sinh ở chân núi Nam Bình.
Gặp được Trương Ngạc ở quán trà, liền cùng lên lầu uống trà, người hầu
trà nấu loại trà tùng la hảo hạng mang ra, giờ chế độ đẳng cấp Vãn Minh
sụp đổ, người bán trà xưng là bác sĩ, thợ cắt tóc xưng là đãi chiếu, người
dân bình thường một khi phát tài thì xây nhà lớn, trang trí trạm trổ nguy