người đang sao chép bài “Thư họa nan vi tâm thanh luận” (Thư họa khó
luận tiếng lòng) của Trương Nguyên, có người lại nghị luận Đổng Kỳ
Xương sẽ kinh nộ thế nào khi thấy hai bài hịch văn này. Trông thấy Trương
Nguyên và Trương Ngạc đến, trong sảnh trở nên ồn ào huyên náo hơn hẳn.
Những chư sinh Tùng Giang như Kim Lang Chi, Hồng Đạo Thái vô cùng
phẫn kích, tâm tình xúc động, muốn Đổng Kỳ Xương thân bại danh liệt.
Sau khi nghị luận, chư sinh quyết định sẽ tuyên truyền “Thư họa nan vi
tâm thanh luận” ở khắp nơi. Còn về bài “Đổng thị ác hành lục” (ghi chép
chuyện ác của Đổng thị), Trương Nguyên không muốn tuyên truyền rộng
rãi ở Hàng Châu, bài văn này viết là để dân chúng bình dân xem, khá thích
hợp để tuyên truyền ở Tùng Giang. Trương Ngạc nói:
- Giới Tử, năm trước chúng ta đối phó với tên Diêu cò mồi, không phải
đã phái vài người thuyết thư đến các huyện lân cận kể chuyện bê bối của gã
rồi sao, dùng chiêu này đối phó với Đổng Kỳ Xương cũng hữu dụng.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Việc này đến phủ Tùng Giang hẵng bàn.
Tiêu Nhuận Sinh nói:
- Loại việc này người thuyết thư bình thường không dám nói, ta đề cử
một người, thư nhân Liễu Kính Đình bên mạn cầu Vọng Tiên trong thành
Hàng Châu, người xưng Liễu mặt rỗ. Người này dám nói, nghe đâu còn
biết chút võ nghệ, thời niên thiếu cũng là tên vô lại thích ẩu đả, nhà ở
Giang Bắc. Hình như phạm phải án nào đó nên mai danh ẩn tích, lưu lạc
giang hồ, Liễu Kính Đình không phải tên thật của y.
Trương Ngạc cười nói:
- Ta cũng nghe đại danh Liễu mặt rỗ đã lâu, năm ngoái muốn mời y đến
Sơn Âm thuyết thư mà quên mất, lần này nhất định phải gặp y. Giới Tử,