quá lý tưởng hóa, thuần khiết hóa tựa như lầu các giữa không trung, sẽ
không làm nên cơ đồ gì. Có được những lời hứa đó của Trương Nguyên,
Dương Thạch Hương và Phạm Nhược Phủ không còn bất kỳ ý kiến nào
khác. Từ sự kiện đánh bại Đổng thị lần này, bọn họ đã được chứng kiến sự
quyết đoán, dám làm dám chịu của Trương Nguyên, có Trương Nguyên dẫn
đầu, Hàn xã chắc chắn sẽ phát triển lớn mạnh. Tới lúc đó thì còn sợ gì bị
người khác bắt nạt ức hiếp, mà ngược lại cần phải quy định xã viên không
được cậy thế mà chèn ép người khác.
Những quy định của Hàn xã tạm thời giới hạn trong ba điều, cuối tháng
ba đầu tháng tư năm sau sẽ tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên của Hàn xã tại
Sơn Âm, Thiệu Hưng, tới lúc đó sẽ lại nghị bàn những quy định mới, điều
tra hội viên và tiến hành ghi chép danh tính của hội viên Hàn xã.
Buổi tiệc ở Dự Viên vốn định trong hai ngày hai mươi ba và hai mươi
bốn, nhưng đến chiều ngày hai mươi bốn thì ba mươi ba sinh đồ và đồng
sinh của hai huyện Gia Định và Côn Sơn thuộc tỉnh Tô Châu vì quá ngưỡng
mộ nên tới tham dự, mong muốn được gia nhập Hàn xã. Trương Nguyên
sai người ghi chép lại tên tuổi của những sinh đồ và đồng sinh, nói rằng
mấy ngày tới hắn và hai người anh em trên đường tới Nam Kinh sẽ đi qua
Tô Châu, đến lúc đó sẽ gặp mặt sĩ tử chư sinh Tô Châu và cùng bàn bạc
chuyện gia nhập Hàn xã.
Vì có sự tham dự đột ngột của sĩ tử Tô Châu nên buổi tiệc ở Dự Viên
kéo dài đến sang ngày hai mươi lăm. Những sinh đồ có chút tài cán lần lượt
bước lên thuyết giảng, giao lưu những kinh ngiệm, kiến thức văn chương.
Có thể nói đây là buổi tập hợp văn sĩ đàm luận văn chương lớn nhất vùng
đông nam trong những năm gần đây. Huyện lệnh Thượng Hải và quan giáo
dụ của huyện đều cử người đến mời Trương Nguyên đến gặp mặt, tỏ vẻ rất
ngưỡng mộ và khuyến khích Trương Nguyên, nhưng trong lời lẽ thì như có
ý băn khoăn e ngại. Trương Nguyên đương nhiên là giải thích rõ ràng cho
hai vị đại nhân hiểu rằng, Hàn xã chỉ là một Văn xã bát cổ, mục đích là