Đánh đầu thì động đuôi, đánh đuôi thì động đầu, đánh giữa thì đuôi và đầu
đều bị động.” Phương pháp này chuyên để dùng cho binh pháp, ngoài ra
cũng được dùng cho văn pháp”.
Chư sinh có mặt ở Tam Tuệ Đường đều lắng tai nghe, tất cả đều được
giác ngộ. Những người ngồi đây, đại bộ phận đều đã đọc qua tập sách “Hai
mươi bài văn bát cổ Tùng Giang của Trương Giới Tử tuyển chọn và bình
luận” do Dương Thạch Hương in ấn, trong tuyển tập văn bát cổ đó có rất
nhiều phương pháp làm văn bát cổ, rất hữu ích khi viết đoạn mở bài thi,
hôm nay được nghe thấy Trương Nguyên diễn giải từ đầu đến cuối tất
nhiên là càng lĩnh ngộ được ra nhiều điều. Bởi lẽ điểm bình chỉ là một vài
câu, vài lời, chỉ có thể nói là vấn đề như vậy mà không diễn giải vì sao lại
như vậy và như vậy thì sẽ ra sao, làm sao có thể nói một cách rõ ràng như
thế này. Mời Trương Nguyên giảng giải về Bát cổ văn pháp, Hạ Doãn Di
đứng duỗi thẳng tay chắp vái nói:
- Giới Tử huynh … Hàn xã Tổng xã thủ này chắc chắn thuộc về huynh,
Tại hạ tâm phục khẩu phục.
Hạ Doãn Di là người rất lỗi lạc, Trương Nguyên đối với anh ta cũng rất
lưu luyến mến mộ, quyết tâm kết giao. Cái gọi là “Mới gặp nhau mà như
thân đã lâu” chính là để diễn tả tình bạn thân thiết giữa hai người.
Trương Nguyên liền dựa vào “Cửu Tự Quyết” giảng giải văn pháp, dẫn
chứng phong phú, trong đó có gửi gắm thêm những tư tưởng mới, khiến
cho chư sinh có mặt ở Tam Tuệ Đường mở rộng được tầm tri thức. Những
lời của cổ nhân đem ra bàn bạc với những quan điểm của vãn sinh, mang
tính thiết thực hơn cả mười năm đèn sách, không hề là những lời thừa.
Trương Nguyên dùng kiến thức của hắn trải qua hai thế giới, không gian
cùng với sự cần mẫn ham học của hắn, có sự lĩnh ngộ sâu sắc với đạo làm
văn. Chư sinh ngồi nghe Trương Nguyên giảng giải như quên đi Trương
Nguyên mới chỉ có mười bảy tuổi, chỉ coi Trương Nguyên như một người
thầy giáo ân cần tài giỏi.