cùng Văn Chấn Mạnh và Phùng Mộng Long, gần trăm chư sinh vây quanh
thính giảng “Xuân Thu”. Vào thời Minh, “Xuân Thu” có địa vị cực cao,
Chu Nguyên Chương lấy “Xuân Thu” đứng đầu các bộ kinh, cho rằng
Khổng Tử làm “Xuân Thu”, rõ tam cương (quan hệ đạo đức quân thần, phụ
tử, phu phụ), ghi cửu pháp (các cách trị thiên hạ), vì quy phạm bách vương,
tu thân lập chính nằm ở trong đó. Khi thi đình lấy chức Trạng nguyên, các
tiến sĩ thường lấy “Xuân Thu” làm kinh gốc, kinh gốc của Văn Chấn Mạnh
toàn là “Xuân Thu”. Dù vậy, do “Xuân Thu” phức tạp nên chư sinh vẫn
muốn trị tứ kinh (*) còn lại, chung quy Trạng nguyên ba năm chỉ có một,
họ không dám vọng tưởng.
(*) Ngũ kinh gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Phùng Mộng
Long am hiểu “Lân kinh chỉ nguyệt”, Văn Chấn Mạnh là cử nhân nhược
quán (chỉ người 20 tuổi), những sách điển tịch liên quan đến “Xuân Thu”
không có cuốn nào hai người chưa đọc. Mà Trương Nguyên thông minh
hơn người, theo học hai vị đại nho là Hoàng Nhữ Hanh và Tiêu Nhuận
Sinh, lại có sáng kiến độc đáo của riêng mình. Ba người chất vấn từ sơ đến
sâu, từ Xuân Thu nghĩa lý đến tam truyện (*) nói không ngừng, khiến
người nghe phải nín thở.
(*) Tam truyện: ba bộ sách giải thích Xuân Thu, gồm “Tả truyện”,
“Công Dương truyện, “Cốc Lương truyện”.
Học vấn của hai người Phùng, Văn không thua Trương Nguyên, luận về
đọc nhiều sách, hắn không thể bì với hai người họ, nhưng hắn thắng ở
mạch trật tự rõ ràng. Với “Xuân Thu”, hắn học sự phát triển liền mạch từ
Tần – Hán đến Nguyên – Minh. “Xuân Thu” vừa là kinh vừa là sử, đến
Ngụy Tấn Nam Bắc triều thì kinh sử phân riêng. Thời Minh, Lưu Tri Kỷ
định rõ “Tả truyện” là điển hình của sử văn, mà “Văn tâm điêu long” của
Lưu Hiệp thì là tông kinh. Từ cuối đời Tống đến nay, kinh sử lại hợp lưu,
đây chính là văn học hóa của “Xuân Thu” học, đến cuối đời Minh thì càng
rõ rệt hơn, đến văn bát cổ cũng bị văn học hóa, tiểu phẩm đã hóa, “Xuân