Trước cuối năm Hàn Xã Thư cục muốn đem bốn mươi quyển< Tiểu
thuyết cổ kim> của Mã Phùng Long gộp thành 10 tập đổi tên là < Dụ thế
minh ngôn> để phát hành tại Lục Thiên Quán, sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm
nay, mỗi tháng in hai quyển. Trước tiên tổng hợp 2 quyển trong số 5 quyển
< Cảnh thế thông ngôn> thành một quyển để in ấn. Để hoàn thiện được thì
cần phải mời những người tài giỏi trong việc viết, khắc, vẽ minh họa đến
làm, dùng gỗ làm bản khắc, giấy in loại tốt. Những năm đầu thì chưa cần
phải có lợi nhuận, chỉ cần không lỗ là được, phải biết nhìn xa trông rộng,
trước tiên phải dùng những bộ sách có tiếng để tạo nên thương hiệu cho
nhà in, sau đó dựa vào ảnh hưởng của Hàn Xã để tạo nguồn tiêu thụ, Hàn
Xã cũng dựa vào số lượng lưu hành sách của nhà in mà mở rộng tầm ảnh
hưởng của mình, hai bên bổ sung giá trị cho nhau, tương trợ lẫn nhau.
Một mai khi thời cơ chín muồi, Trương Nguyên có thể lợi dụng nhà in
và Hàn Xã để tuyên truyền quan điểm trị quốc, đạo đức, triết học của mình,
để dần dần hình thành môi trường dư luận. Tất nhiên những điều này được
thực hiện dựa trên sự trung thành vì lợi ích của dân và bảo vệ đất nước.
Nhưng trước tiên hắn cần phải tích lũy đạo đức, phẩm hạnh cao thì mới có
thế chống lại mồm mép của những kẻ đối nghịch.
Lần này Dương Thạch Hương còn mang về một bộ bản thảo định danh
<Tiêu thị thừa bút> của Tiêu Pháp, khoảng 8 vạn chữ. Mấy ngày này
Trương Nguyên ở Đạm Viên đọc bản thảo, đây là những lĩnh ngộ và kiến
thức phong phú về kinh tế, lịch sử, văn học, y học cùng nhiều phương diện
khác mà Tiêu Pháp nỗ lực cả cuộc đời, kiến thức phong phú, ngòi bút sắc
xảo, có thể nói toàn là những kiến thức quý báu.
Tiêu Pháp sáng tác phong phú, Trương Nguyên độc tuyển tác phẩm này
cho Hàn Xã Thư Cục xuất bản là quyết định đúng đắn. Trước tiên, thể bút
ký được phần đông trí thức yêu thích và lưu hành thời Vãn Minh. Mặt khác
tác phẩm này không quá khó hiểu như những tác phẩm khác của Tiêu Pháp,
hơn nữa, Trương Nguyên rất thích những tư tưởng tiến bộ, nhận thức văn