minh, phản đối chế độ bảo thủ, phản đối việc gò bó ngôn luận, tất cả đều
được thể hiện trong tác phẩm. Phát hành bộ sách này làm nền tảng để tuyên
truyền rộng rãi tư tưởng, mục đích của nhà in Hàn Xã.
Nghê Nguyên Lộ không đi cùng ba người Dương Thạch Hương mà ở
đến giữa tháng 11 để cùng về Thiệu Hưng với anh em Trương Nguyên.
Những ngày sống ở Thính Thiền Cư, Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ ở
đây thì không muốn ở Quốc Tử Giám nữa, mà xin phép xuất giám để đi du
ngoại sơn thủy cùng Nghê Nguyên Lộ, xem Nghê Nguyên Lộ vẽ tranh. Mặt
khác, Trương Ngạc lại đợi ở trong Quốc Tử Giám một thời gian dài, đương
nhiên Trương Ngạc cũng không học hỏi được gì ở Quốc Tử Giám, thành
quả duy nhất của y là bán được 150 chiếc kính quang học, 120 chiếc kính
cận thị, 100 kính thắp hương, tổng cộng hơn 1600 lượng. Y và Trương
Nguyên chia làm hai, mỗi người hơn 800 lượng.
Trương Nguyên đề nghị mỗi người góp 500 lượng gộp thành 1000
lượng để mở rộng xưởng kính và để đợi cuối năm về quê, xưởng kính sẽ
lấy tên là kính phường Hàn Xã. Theo như kế hoạch của Trương Nguyên thì
sẽ sản xuất theo phương thức dây truyền. Mỗi nhân công sẽ phụ trách một
giai đoạn, như vậy vừa có thể bảo đảm chất lượng và hiệu quả làm việc,
vừa tránh được việc khi nhân công thôi việc mang theo toàn bộ kỹ thuật
làm kính của mình. -special-character: line-break'>