- Có thể kết giao với những người anh em tốt, thật là phúc của Nguyễn
Đại Thành ta. Hẹn mùng 3 tháng 3 năm sau tái ngộ tại Sơn Âm.
Nguyễn Đại Thành biết Trương Nguyên là chủ của Hàn Xã, quyết tâm
tham gia, Trương Nguyên tất nhiên là nhiệt tình kết giao. Bây giờ, Nguyễn
Đại Thành là đệ tử của Cao Phan Long đảng Đông Lâm. Tổ tiên là Nguyễn
Hàm là Trúc LâmThất hiền, là đồng hương với Tả Quang Đẩu tên tuổi lẫy
lừng, cùng Chính Miêu Hồng, giao du rộng rãi, tài danh chân chính. Nói ra
thì Nguyễn Đại Thành đúng là xui xẻo, vào đầu năm Thiên Khải chức quan
Cấp sự trung vẫn còn đang bỏ trống, Tả Quang Đẩu muốn triệu người đồng
hương Nguyễn Đại Thành vào kinh bổ sung vào chức vụ còn trống đó.
Nhưng lúc này đảng Đông Lâm lại nội chiến, Triệu Nam Tinh và Tả Quang
Đẩu không hòa thuận với nhau, nên không dùng Nguyễn Đại Thành nữa,
mà bổ nhiệm một đệ tử khác của Cao Phan Long là Ngụy Đại Trung giữ
chức Cấp sự trung.
Lúc ấy Ngụy Trung Hiền nghe nói đến tài danh của Nguyễn Đại Thành.
Căn cứ vào nguyên tắc của người trong đảng Đông Lâm, thì lại bổ nhiệm
Nguyễn Đại Thành làm quan Cấp sự trung, cuộc đời Nguyễn Đại thành coi
như bị hủy từ lúc đó. Mang tiếng phản bội sư môn, phản bội đảng, đảm
nhiệm chức vụ chưa được một tháng thì không chịu nổi áp lực sư môn và
đảng Đông Lâm, từ quan chạy về quê ở Đồng Thành. Hai năm sau, Ngụy
Trung Hiền nắm hết quyền hành, gọi Nguyễn Đại Thành vào kinh đảm
nhiệm chức vụ Thái Thường Tự Thiếu Khanh. Nguyễn Đại Thành là đệ tử
của Cao Phan Long, Yêm Đảng không tín nhiệm y, đảng Đông Lâm lại
khinh bỉ y, Nguyễn Đại Thành không hòa hợp được với hai bên. Không
được vài tháng lại cáo quan về quê, sau đó Sùng Trinh hoàng đế lên ngôi.
Vì Nguyễn Đại Thành bị liệt vào danh sách phản nghịch, nên bị người Phục
Xã lấy làm đối tượng đả kích. Thực chất Nguyễn Đại Thành vẫn muốn
quay lại Đông Lâm, muốn lấy lại lòng tin của Đảng Đông Lâm, nhưng
người của đảng Đông Lâm không phân biệt ngay phải, không cho y cơ hội.
Cuối triều đại Trùng Sinh, Nguyễn Đại Thành chưa từng làm quan. Thời