- Thật là tức chết mà!
Gã trừng mắt nhìn Trương Nguyên đang ngồi yên không nhúc nhích
một cái, đoạn hầm hầm bỏ đi.
Đám con hát thiếu niên nọ đi theo hơn một nửa, chỉ còn lại Vương Khả
Xan, Phan Tiểu Phi và mấy tên người làm mang cờ đến là vẫn chưa đi. Bọn
họ thu dọn bàn cờ, nhặt nhạnh lại những quân cờ giữa bãi đá lổn nhổn.
Nổi giận là biểu hiện của sự bất tài, Trương Nguyên lắc lắc đầu, bám
vào cánh tay Vũ Lăng chầm chậm đi về nhà.
Tiểu hề nô Vũ Lăng vui mừng ra mặt, không thể ngờ là thiếu gia bịt mắt
lại có thể đánh thắng Trương Ngạc. Thiếu gia thật giống như đã thay đổi
thành một người khác.
Vương Khả Xan đuổi theo, nói:
- Giới Tử thiếu gia, nước cờ của cậu lúc nãy thật là tinh diệu, thắng rất
xứng đáng. Thật khiến người ta khâm phục.
Tài đánh cờ của Vương Khả Xan không kém, bằng không Trương Ngạc
cũng chẳng gọi y đến xếp cờ. Vương Khả Xan nói chuyện có mang chút
giọng điệu vùng Côn Sơn, Tô Châu, lời nói nhỏ nhẹ, hết sức dịu dàng. Nếu
chỉ nghe giọng nói, chắc chắn sẽ cho rằng Vương Khả Xan là con gái.
Trong gánh hát, Vương Khả Xan cũng là người đảm nhiệm vai đào.
Những con hát của “Gánh hát Khả Xan” đều là do đại phụ (tổ phụ - ông
nội, đây là cách gọi của người Thiệu Hưng) của Trương Ngạc là Trương
Nhữ Lâm mua về từ Tô Châu hồi mấy năm trước. Vương Nhữ Lâm là tiến
sỹ Tam Giáp của kỳ thi Ất khoa thời Vạn Lịch, làm quan bên ngoài nhiều
năm. Năm năm trước bị buộc tội bãi quan, lão chán nản với con đường
quan lộ. Từ đó xây dựng Lâm Viên, nuôi dưỡng con hát. Gánh hát họ
Trương của Thiệu Hưng cũng nổi danh từ đó.