- Thi huyện mà có bài chế nghệ tốt như vậy là chuyện hiếm gặp, không
biết Hầu Huyện lệnh có cho ngươi đỗ đầu hay không? Lời đồn đại quá
nhiều. Chắc là ông ta sẽ cho ngươi đứng thứ hai, nhưng mà thôi, cũng
chẳng sao.
Trương Nguyên lại kể chuyện sau khi yết bảng sẽ đi huyện Thanh Phổ
phủ Tùng Giang chúc thọ tỷ phu Lục Thao. Trương Nhữ Sương cau mày
nói:
- Thượng tuần tháng tư đã thi phủ rồi, liệu ngươi có về kịp không?
Trương Nguyên nói:
- Sinh thần của Lục tỷ phu là mồng bảy tháng ba, mùng chín cháu sẽ từ
Thanh Phổ trở về, cuối tháng ba nhất định sẽ về kịp.
Trương Nhữ Sương gật đầu nói:
- Vậy được, trên đường chú ý cẩn thận. Ngươi còn phải tới chỗ Hầu
Huyện lệnh, xin ông ta viết cho ngươi một tờ giấy dẫn đường. Mặc dù bây
giờ kiểm tra cũng không nghiêm ngặt nữa nhưng có tờ giấy ấy cũng bớt
được không tí phiền toái đâu. Đợi năm sau khi ngươi có công danh sinh đồ
rồi thì thiên hạ Đại Minh này ngươi đi đâu tùy thích, khỏi phải xin giấy dẫn
đường đó nữa.
Hồng Vũ tổ (niên hiệu của vua thái tổ thời Minh) ban ra một đạo luật,
dân chúng đi đâu xa nhà một trăm dặm thì đều phải tới xin quan phủ một tờ
giấy gọi là “giấy dẫn đường”, người có công danh sinh đồ trở lên thì không
cần làm như vậy nữa.
Hôm thi huyện, Hầu Huyện lệnh đã nói với Trương Nguyên là ba ngày
sau sẽ yết bảng, nhưng có hơn hai ngàn năm trăm thí sinh tham gia thi, tức
là sẽ có hơn năm ngàn cuốn bát cổ, trong ba ngày gã làm sao có thể đọc
được hết? Ban đầu thì gã còn nhẫn nại đọc cả hai bài, sau rồi thì chỉ xem