Khi ta còn là thần, ta thường lơ lửng vô hình trên những mái nhà đỏ,
hoặc đi lại trên phố trong thể người phàm, thưởng thức phong cảnh, âm
thanh, và cả mùi của cái thời hoàng kim uy quyền.
Nó không giống với Rome cổ xưa, tất nhiên. Họ đã xây dựng với một
vài tiến bộ. Không còn nô lệ, điều đầu tiên. Vệ sinh cá nhân sạch hơn, điều
nữa. Mất đi cùng với Subura (một vị trí trong thành phố Rome) - khu phố ổ
chuột chật chội với những căn hộ bẫy lửa.
Cũng không có nghĩa Rome Mới là một mô phỏng công viên giải trí
buồn tẻ, như tòa tháp Eiffel giả giữa lòng Las Vegas. Nó là một thành phố
sống nơi cả hiện đại và truyền thống trộn lẫn nhau hài hòa. Đi ngang quang
Công trường La Mã (Forum), ta nghe thấy các cuộc hội thoại với hàng tá
ngôn ngữ, Latin cũng bao gồm trong đó. Một ban nhạc nghệ sĩ được tổ
chức buổi ca nhạc Jazz ứng tấu với đàn lia, ghi ta, và đàn đá. Trẻ con chơi
xung quanh đài phun nước trong khi người lớn ngồi gần đó bên dưới bóng
râm mắt cáo và giàn nho. Các gia thần trôi bồng bềnh đây đó, trở nên hiện
hữu rõ hơn dưới bóng chiều tà. Tất cả loại người đều lẫn vào nhau và trò
chuyện - người một đầu, hai đầu, thậm chí cả người đầu chó cynocephali
cũng đang cười và vẽ và sủa để bày tỏ ý kiến.
Đây là một Rome nhỏ hơn, tốt bụng hơn, cải tiến hơn rất nhiều - một
Rome chúng ta đã luôn nghĩ người thường có thể nhưng không bao giờ đạt
được. Và, phải, tất nhiên thần thánh bọn ta tới đây vì những hoài niệm, để
sống lại những thế kỉ tuyệt vời khi loài người tôn sùng bọn ta thoải mái
xuyên suốt đế chế, tỏa vào không khí những vật cống thơm tho.
Điều đó hẳn nghe hơi lâm ly đối với ngươi - như buổi hòa nhạc trong
chuyến du thuyền cho người già, thỏa mãn với lượng fan hâm mộ già cỗi
kém hấp dẫn của những ban nhạc thất bại vậy. Nhưng ta có thể nói gì nào?
Hoài cổ là một căn bệnh nan y không thể chữa trị được.