/codegym.vn/ - 12
gia phân tích hệ thống còn được biết đến với các tên gọi như: Chuyên gia sản phẩm,
Kỹ sư hệ thống, Chuyên gia giải pháp, Nhà thiết kế kỹ thuật.
Chuyên gia phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)
Chuyên gia Phân tích Nghiệp vụ là người đóng vai trò trung gian quan trọng, làm việc
với cả đội ngũ kỹ thuật, các cấp quản lý và với người dùng cuối. Chuyên gia Phân tích
Nghiệp vụ là người đưa ra các cải tiến về quy trình và hoạt động nghiệp vụ thông qua
việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật. Vai trò này được xác định theo từng dự án, bắt
đầu bằng việc phân tích các nhu cầu của khách hàng, thu thập và tài liệu hoá các yêu
cầu, lập kế hoạch để xây dựng thiết kế cho giải pháp công nghệ. Chuyên gia Phân
tích Nghiệp vụ cần phải có hiểu biết về công nghệ, tuy nhiên không nhất thiết phải là
một chuyên gia công nghệ. Chuyên gia phân tích nghiệp vụ còn được biết đến với
các tên gọi: Kiến trúc sư nghiệp vụ, Chuyên gia thông tin.
Chuyên viên Hỗ trợ Kỹ thuật (Technical Support)
Chuyên viên Hỗ trợ Kỹ thuật là người giải quyết các vấn đề trong quá trình hoạt động
của các hệ thống. Nhiều chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật làm việc trong các công ty sản
xuất và cung cấp phần cứng, và cũng có nhiều chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật ở các doanh
nghiệp nhằm hỗ trợ, theo dõi và bảo trì các hệ thống được sử dụng hằng ngày. Nhiều
công việc đòi hỏi các chuyên gia với nền tảng và kinh nghiệm kỹ thuật tốt.
Kỹ sư mạng (Network Engineer)
Kỹ sư mạng là một trong các công việc rất cần thiết trong ngành IT, là người thực hiện
các thao tác cài đặt, quản trị, duy trì và nâng cấp các hệ thống giao tiếp, xử lý các vấn
đề liên quan đến mạng lưới trong các công ty. Kỹ sư mạng cũng là người chịu trách
nhiệm về bảo mật, lưu trữ dữ liệu và các chiến lược khôi phục nếu có sự cố xảy ra.
Kỹ sư mạng còn biết đến với tên gọi: Kỹ sư phần cứng, Chuyên gia mạng.
Quản lý Dự án (Project Manager)
Quản lý Dự án là người tổ chức các nhóm phát triển, phân bố thời gian và tài nguyên
để đảm bảo các dự án đạt được các yêu cầu về chức năng, đúng thời gian và nằm
trong ngân sách cho phép. Quản lý Dự án điều phối tất cả các hoạt động từ khi mới
bắt đầu dự án cho đến khi kết thúc. Vai trò này đòi hỏi kinh nghiệm và nền tảng vững
chắc về kỹ thuật cũng như các kỹ năng mềm để làm việc tốt với các nhóm phát triển
và các nhà quản lý cấp cao. Quản lý Dự án còn biết đến với tên gọi: Trưởng dự án.
Nhà phát triển (Developer)
Nhà phát triển là người trực tiếp tạo ra phần mềm thông qua việc sử dụng các ngôn
ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ. Nhà phát triển thường làm việc cộng tác trong
các nhóm để đảm bảo các tính năng của sản phẩm được xây dựng và đáp ứng được
các yêu cầu như thiết kế ban đầu. Vai trò này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng tốt về công
nghệ, công cụ và các ngôn ngữ lập trình. Nhà phát triển còn được biết đến với các
tên gọi: Lập trình viên (programmer), Nhân viên viết mã (coder).
Kiểm thử viên Phần mềm (Software Tester)