/codegym.vn/ - 10
● Định nghĩa yêu cầu: Tìm hiểu, phân tích để nắm rõ nhu cầu của người dùng về
phần mềm mà mình sắp phát triển.
● Thiết kế phần mềm: Dựa trên các thông tin đã thu thập được, chúng ta phân
tích và đưa ra các cách để xử lý vấn đề của người dùng thông qua các tính
năng của phần mềm.
● Lập trình: Dựa trên bản thiết kế về các tính năng đã có, người lập trình viên sẽ
viết ra các dòng lệnh để biến bản thiết kế đó trở thành một phần mềm có thể
chạy thực sự.
● Sử dụng: Sau khi phần mềm đã hoàn tất thì nó được bàn giao cho người dùng
để xử lý các tác vụ mà trước đó đã định nghĩa.
Trên đây, chúng ta chỉ mới liệt kê các công đoạn chính để làm ra một phần mềm.
Trong thực tế, có thể có thêm rất nhiều các công đoạn khác, hoặc là cách sắp xếp
các công việc khác, tuỳ thuộc vào quy trình phát triển phần mềm của nhóm hoặc tổ
chức.
5. Quy trình tạo ra một phần mềm
Để tạo ra một phần mềm, cần có sự cộng tác giữa rất nhiều người, sử dụng và chia
sẻ các tài nguyên trong một khoảng thời gian, do đó việc đưa ra các quy trình làm việc
là cần thiết.
Thời kỳ đầu, khi mới xuất hiện máy tính và phần mềm, các phần mềm thường nhỏ và
đơn giản. Nhưng ngày nay, các hệ thống phần mềm thường rất lớn, đòi hỏi rất nhiều
công sức để phát triển. Do đó, rất khó để một lập trình viên có thể hoàn thành được
hết các công việc trong một khoảng thời gian cần thiết. Các phần mềm thường được
sản xuất bởi các nhóm, hoặc nhiều nhóm cộng tác với nhau. Để cho việc cộng tác
giữa các cá nhân và các nhóm được diễn ra thuận lợi thì chúng ta thiết lập các quy
trình.
Quy trình là gì? Quy trình được hiểu đơn giản là các quy định về trình tự các bước để
làm việc. Ai làm việc gì? Vào lúc nào? Sử dụng công cụ gì? Tiêu chuẩn gì?...
Có nhiều dạng quy trình khác nhau được sử dụng trong các nhóm phần mềm, có thể
liệt kê như: Thác nước (Waterfall), Xoắn ốc (Spiral), Scrum… Trong những năm gần
đây, triết lý Agile và các phương pháp của nó đã được truyền bá và trở nên rất thông
dụng.