/codegym.vn/ - 9
chẳng hạn như máy tính lượng tử. Ở trong máy tính, có thể sử dụng một số cơ chế
khác nhau để biểu diễn giá trị 0 và 1, chẳng hạn cơ chế quang học (phản xạ thì là 1,
không phản xạ là 0), cơ chế từ trường (nam thì 0, bắc thì 1), cơ chế hiệu điện thế
(không có điện thế là 0, có điện thế là 1),…
Mỗi một giá trị 0 hoặc 1 khi lưu trữ trong bộ nhớ thì được gọi là 1 bit. Một nhóm 8 bit
thì được gọi là 1 byte. Byte là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất mà máy tính sử dụng. Sau byte
còn có các đơn vị khác lớn hơn để biểu diễn độ lớn của dữ liệu, chẳng hạn như:
kilobyte (kb), megabyte (MB), gigabyte (GB), terabyte (TB)... Bảng chuyển đổi giữa
các đơn vị đo lường bộ nhớ được mô tả dưới đây:
Đơn vị
Ký hiệu
Giá trị xấp xỉ (byte)
Giá trị chính xác (byte)
Kilobyte
KB
1 000
1024
Megabyte
MB
1 000 000
1 048 576
Gigabyte
GB
1 000 000 000
1073 741 824
Terabyte
TB
1 000 000 000 000
1099 511 627 776
Bảng 1.1: Giá trị của các đơn vị đo độ lớn của dữ liệu
4. Phần mềm được tạo ra như thế nào?
Phát triển phần mềm là một công việc bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau, đòi
hỏi sự cộng tác, hợp tác giữa nhiều người với nhiều kỹ năng khác nhau. Có thể hình
dung một cách đơn giản thì công việc này bao gồm các hoạt động như Định nghĩa
yêu cầu, Thiết kế phần mềm, Lập trình, Sử dụng.
Hình 1.3: Các công đoạn chính của việc phát triển phần mềm