/codegym.vn/ - 17
Giải thích:
● Nút tròn rỗng mô tả nơi bắt đầu thuật toán
● Hình bình hành mô tả nơi nhập vào giá trị đầu vào
● Hình chữ nhật mô tả nơi thực hiện phép tính
● Hình bình hành mô tả nơi hiển thị kết quả
● Nút tròn với dấu X mô tả nơi kết thúc thuật toán.
11. Một số cấu trúc thường gặp trong thuật toán
Thông thường, trình tự các bước thực hiện của thuật toán là tuyến tính từ trên xuống
dưới. Nhưng trong nhiều tình huống, chúng ta cần thay đổi luồng thực thi đó thay đổi,
chẳng hạn như ra các quyết định dựa trên một điều kiện nào đó, hoặc lặp đi lặp lại
các hành động giống nhau. Trong những tình huống như vậy, chúng ta sẽ sử dụng
các cấu trúc đặc trưng như cấu trúc điều kiện hoặc cấu trúc lặp.
11.1. Cấu trúc điều kiện
Cấu trúc điều kiện, còn được biết đến với tên gọi cấu trúc lựa chọn, là dạng cấu trúc
được sử dụng trong các tình huống chúng ta cần ra các quyết định dựa trên một điều
kiện cho trước.
Có một số dạng cấu trúc điều kiện cơ bản như sau:
▪ Cấu trúc 1: Nếu < điều kiện> (đúng) thì thực hiện <công việc>
▪ Cấu trúc 2: Nếu < điều kiện> (đúng) thì thực hiện <công việc 1>, ngược lại
(điều kiện sai) thì thực hiện <công việc 2>
▪ Cấu trúc 3: Trường hợp < i> thì thực hiện <công việc i>
Ví dụ 1:
Bài toán kiểm tra xem một số có phải là số chẵn hay không, nếu là số chẵn thì hiển
thị thông báo. Để xác định việc này, chúng ta căn cứ vào một đặc điểm là nếu một số
là chẵn thì nó sẽ chia hết cho 2 (tức là dư 0).
Trong bài toán này chúng ta sử dụng dạng cấu trúc điều kiện Nếu < điều kiện> (đúng)
thì thực hiện <công việc>. Trong đó, các bước thực hiện là: