LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 118

Ngay chỗ này chúng ta bị ngu mờ. Những tình trạng của tâm thay đổi. Nó

chẳng bao giờ cố định, chắc chắn hay ổn định dài lâu. Đó là bản tính của chúng;
đó luôn luôn là cách chúng xảy ra. Bất cứ thứ gì khởi sinh thì đã là cũ, cái gì vừa
sinh đã diệt rồi; nó chẳng phải là thứ gì khác biệt hay bất biến, mà nó luôn luôn bị
chi phối bởi cùng những đặc tính giống nhau. Chúng ta phải nhìn vào những phản
ứng của tâm, nhìn vào cách nó thích hay không thích thứ này thứ khác. Khi
chúng ta có sự thích, chúng ta vui lòng, và cái cảm nhận được vui lòng đó có mặt
chỉ là do sự ngu mờ mà thôi; chứ không phải do chúng ta (cảm nhận) đúng đắn.

Nếu bạn được tĩnh lặng, đừng quan trọng với điều đó. Nếu bạn bị xao lãng,

đừng quan trọng vì điều đó. Phật đã dạy đừng để mình bị chuốc độc hay say xỉn
vì cái gì. Điều này áp dụng cho tất cả mọi trải nghiệm, không ngoại trừ điều gì.
Nếu chúng ta còn tham muốn và mong cầu, chúng ta luôn ở trong tình trạng động
vọng. Do vậy, Đức Phật đã nói không thể có trí tuệ nếu chỉ có thiền định. (Khi
thiền định là chúng ta còn muốn đạt đến trạng thái định, muốn chứng đắc tầng
thiền định). Trong thiền định, chúng ta có thể có được sự tĩnh lặng nhờ cách ly
khỏi những đối tượng bên ngoài. Không nghe âm thanh, không cảm nhận những
đối tượng của các giác quan, chúng ta có thể được tĩnh lặng. Điều đó cũng là tốt,
đó là giá trị của thiền định. Điều đó có được nhờ chúng ta thoát khỏi mọi sự vật
đối tượng trong một quãng thời gian thiền định. Nhưng điều đó chỉ là sự tốt tạm
thời và ngắn ngủi. Giống như một số căn bệnh, như ung thư. Khi chưa phát hiện
được, chúng ta thấy ổn, không thấy đau đớn và tuyệt vọng cho đến khi phát hiện
ra nó. Giống như thiền định, người thiền không nhận biết mọi thứ bên ngoài, nên
người ấy cảm thấy mình không còn ô nhiễm. Nhưng khi người thiền rời khỏi
trạng thái định và bắt đầu đối cảnh, nhìn thấy mọi thứ, nghe thấy mọi thứ, thì tâm
sẽ bị những thứ đó quấy nhiễu. (Thực tế là vậy. Tình trạng luôn là vậy). Vậy thì
chúng ta phải làm sao? Chúng ta tìm đâu một nơi trên thế gian này? Nơi nào
chúng ta không nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm xúc mọi thứ đối tượng?

Phật muốn mắt chúng ta nhìn thấy mọi thứ, tai chúng ta nghe mọi âm thanh,

mũi chúng ta ngửi các mùi hương, lưỡi chúng ta nếm mọi mùi vị, thân chúng ta
cảm nhận cứng, mềm, nóng, lạnh, sướng, đau. Phật muốn chúng ta trải nghiệm tất
cả mọi thứ và nhận biết rằng “À ha! Mọi thứ là vậy, như chúng là”. Đây là cách
để chúng ta đạt đến trí tuệ. Ngay cả khi chúng ta không ngồi thiền, không đi thiền
gì cả, tâm chúng ta vẫn luôn tỉnh giác và quán sát, tiếp tục tu tập một cách tinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.