LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 150

cách giảng dạy khác nhau cho những người khác nhau, vì Phật biết được nhu cầu
của từng người. Đó cũng là cách giảng dạy ngẫu nhiên và tự nhiên (không soạn
bài trước, không tính trước; chỉ tùy duyên, tùy theo nhu cầu của những người
nghe lúc đó). Không phải Phật dùng thần thông siêu phàm, đơn giản là Phật rất
nhạy cảm với nhu cầu lắng nghe của số đông người đang lắng nghe. Sau khi
giảng về một đề tài, Phật thường hỏi mọi người đã từng nghe giáo lý đó trước đây
chưa. Mọi người trả lời là chưa từng nghe, Phật nói với họ Phật cũng chưa từng
nghe trước đó. (Có nghĩa là Phật cũng chưa bao giờ nghe mình giảng ‘y bài’ như
vậy trước đó lần nào).

“Cứ luôn tu tập dù bạn đang làm gì. Tu tập không phụ thuộc vào tư thế, đang

ngồi hay đang đi. Thay vì vậy, nó là một sự tỉnh giác liên tục của dòng chảy của
tâm thức và những cảm giác của mình. Dù trong bất cứ lúc nào, cứ luôn thiết lập
bản thân mình như vậy và luôn luôn tỉnh giác một cách chánh niệm về dòng chảy
đó”. Sau đó thiền sư Ajahn Chah nói thêm: “Tu tập là không đi tới, nhưng có một
sự di chuyển về phía trước. Cùng lúc, tu tập là không đi lùi, nhưng có một sự di
chuyển lùi. Và cuối cùng, tu tập là không phải dừng lại và đứng yên, nhưng có sự
dừng lại và đứng yên. Do vậy có sự đi tới, có sự đi lui và có sự đứng yên, nhưng
ta rất khó nói nó là một trạng thái nào trong ba trạng thái đó. Rồi cứ tiếp tục tu
tập cho đến một lúc không còn đi tới, đi lùi hay đứng yên. Chỗ đó là chỗ nào?”

Vào một dịp tình cờ khác, thiền sư nói rằng: “Để định nghĩa về đạo Phật một

cách không dùng nhiều từ ngữ, chúng ta có thể nói gọn rằng: “Đừng dính chấp
vào thứ gì. Hòa hợp với thực tại, hòa hợp với mọi thứ như chúng là!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.