LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 34

Phật đã nhìn sâu hơn. Người nhìn thấy rằng nếu còn bất cứ thứ gì, dù là siêu

vi tế (trong tâm), thì lúc đó vẫn chưa tạo ra một bậc Giác Ngộ

4

. Vẫn chưa chấm

dứt tất cả mọi sự khổ. Nếu còn sinh, thì còn già, bệnh, chết...bất tận, và Phật nhìn
ra dục vọng chính là nguyên nhân dẫn đến sinh. Phật điều tra, quán chiếu một
cách liên tục để nhìn thấy rõ bản chất của tất cả mọi sự sống. Phật thiền quán liên
tục cho đến một đỉnh điểm nơi đó Phật buông bỏ, lìa bỏ và quay lưng với mọi sự
dính chấp và dục vọng ở thế gian. Phật nhìn thấy mình đã dính líu với mọi sự khổ
đau trong vô số kiếp, và cho đến kiếp này vẫn chưa thoát ra khỏi chúng. Dù ta cố
đạt được thứ gì to tát nhất, thì nó vẫn không bao giờ thỏa mãn hết dục vọng. Dù
có cung vàng điện ngọc và những khoái lạc thâm thúy nhất trên đời, thì rốt cuộc
vẫn chỉ là khổ. Phật đã chắc chắn về điều này. Người nhìn thấy bản chất “vô
thường, khổ, và vô ngã” của cái ‘ta’ trong tâm mình. Người nhìn thấy mọi thứ
khởi sinh rồi biến mất. Tất cả đều chỉ là sinh diệt.

Càng tu tập, Người càng chắc chắn về điều đó. Theo kinh điển, Phật đã tu

chứng đến tám tầng thiền định, nhưng ở đó vẫn không sinh ra trí tuệ. Nếu có trí
tuệ, thì phải có trạng thái nhìn thấy thấu suốt mọi hiện tượng, đó là sự minh sát
(vipassana); đó là sự hiểu biết theo đúng lẽ thật chân lý và đó là sự buông bỏ—
buông bỏ cả thứ thô tế và vi tế.

Nhưng để đạt đến một nơi không còn bất cứ thứ gì thô tế hay vi tế, ta phải

làm gì? Phải tiếp tục tu tập ra sao? Phật tiếp tục điều tra. Người nhìn vào tất cả
những đối tượng của tâm, tất cả mọi hiện tượng tiếp xúc với tâm, và nhìn thấy tất
cả chúng đều là vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta). Đây là ba
bản chất của mọi sự sống. Đây chính là đối tượng (đề mục) của thiền minh sát
(vipassana). (Nói cách khác, nhìn thấy được ba bản chất này là mục tiêu của
thiền). Đây là cách giúp cho tâm nhìn thấy mọi sự “như chúng đích thực là”.

Sau khi đã chứng ngộ được như vậy, mỗi khi có hiện tượng nào xuất hiện,

Phật không chạy theo chúng nữa. Không còn bị lay chuyển nữa và nhìn mọi sự
vật theo cách như vậy. Phật chứng ngộ ba đặc tính đó theo cách nhìn minh sát
tuệ, và khi có thứ gì tiếp xúc với tâm, Phật biết rõ nó là vậy. Phật hiểu biết mọi sự
đúng như cách của chúng, do vậy không còn nắm chấp gì về chúng. Và cách tu
tập như vậy là nguyên nhân tạo ra sự buông bỏ, sự không còn dính chấp. (Không
còn thích và không thích. Không còn dục vọng. Không còn sinh. Không còn
khổ.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.