LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 456

Lấy ví dụ khác: mới 11:00 giờ sáng nhưng lúc đó trời mây mù, không thấy

mặt trời và không có đồng hồ. Giả sử lúc đó chúng ta nghĩ là đã quá giữa trưa...
chúng ta thực sự cảm thấy là đã quá giữa trưa... và chúng ta vẫn chưa ăn trưa.
Thấy vậy nên chúng ta bắt đầu ăn, và một lát sau mây tan, vị trí mặt trời hiện ra
vẫn còn ở phần đông, tức mới khoảng hơn 11:00 giờ. (Về thời gian thì chúng ta
ăn đúng giờ, trước giờ ngọ). Nhưng chỗ này cũng dính vào giới luật.

102

Trước kia

tôi thường thắc mắc: nếu vẫn còn chưa quá nửa trưa (chưa quá ngọ) thì đúng giới
luật chứ sao phạm luật?

Sự sai phạm ở đây xảy ra là do xao lãng, bất cẩn, thiếu xem xét trước sau.

Đó là thiếu kiềm chế. Nếu có sự nghi ngờ mà chúng ta vẫn làm với sự nghi ngờ
đó, thì đó coi như đã dính vào một tội nhẹ (dukkata)

103

. Chúng ta nghĩ lúc đó đã

quá giữa trưa, nhưng thực ra chưa. Hành động ăn thì không có gì sai, nhưng sai
phạm là sự xao lãng, thiếu chú tâm, thiếu chánh niệm. Nếu đã quá trưa nhưng
chúng ta nghĩ là chưa quá, thì chúng ta dính tội nặng hơn (pācittiya), đó là tội ăn
quá giờ ngọ. Nếu chúng ta làm với sự nghi ngờ thì dù hành động đó là đúng hay
sai cũng là phạm vào giới luật. Nếu hành động đó không sai thì dính vào sai
phạm nhẹ; nếu hành động đó sai thì dính vào sai phạm nặng hơn.
Vậy đó, Giới
Luật (Vinaya) có thể làm chúng ta rối tâm rối trí.

Một bữa tôi đến thăm Sư Ajahn Mun.

104

Dạo đó tôi mới bắt đầu tu tập. Tôi đã

đọc quyển Pubbasikkhā

105

và có thể hiểu khá rõ về nó. Sau đó tôi đọc tới bộ

VisuddhiMagga (Thanh Tịnh Đạo), trong đó tác giả có viết các quyển Sīlaniddesa
(Quyển Giới Hạnh), quyển Samādhiniddesa (Quyển Tu Tập Tâm) và quyển
Paññānidesa (Quyển Trí Tuệ)...thì tôi thấy đầu mình như nổ tung! Sau khi đọc
những quyển đó, tôi thấy nó vượt quá khả năng tu tập của con người. Nhưng rồi
tôi nghĩ lại, Phật chẳng bao giờ đi dạy những thứ mà người ta không thể nào tu
được. Phật sẽ không dạy hay tuyên thuyết những thứ bất khả thi, bởi nếu làm vậy
thì chẳng mang lại lợi ích gì cho Phật và cho mọi người. Quyển Giới Hạnh
(Sīlaniddesa) thì cực kỳ chi ly, cặn kẽ; còn Quyển Thiền Định (Samādhiniddesa)
thì còn hơn vậy nữa; đến Quyển Trí Tuệ (Paññāniddesa) thậm chí còn hơn vậy
nữa! Tôi ngồi thừ ra đó và nghĩ rằng: ''Thôi, tôi không học nỗi nữa. Vô phương
vô hướng''. Tôi thực sự bí đường, như đang đến ngõ cụt.

Trong giai đoạn đó, tôi phải vất vả chật vật với việc tu tập của mình... tôi kẹt

cứng ở đó. Chuyện xảy ra như vậy nên tôi tìm cách đến gặp sư phụ Ajahn Mun.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.