71
Hiểu Về Giới Luật
Việc tu hành của chúng ta không phải là dễ dàng. Chúng ta có thể biết
nhiều điều, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết. Lấy ví dụ, chúng ta nghe giáo lý
như ''biết thân, biết thân trong thân''; hoặc ''biết tâm, biết tâm trong tâm''. Nếu
chúng ta chưa tự tu những điều đó thì khi mới nghe ta cảm thấy khó hiểu.
Giới Luật (Vinaya)
cũng như vậy. Trước kia tôi từng là một sư thầy
,
nhưng lúc đó chỉ là một ''tiểu sư'', chẳng phải ‘đại sư’. Tại sao tôi dùng chữ ''tiểu
sư''? Bởi lúc đó tôi chưa tu tập thực sự. Tôi dạy về Giới Luật nhưng không tu tập.
Nên tôi gọi là tiểu sư: có nghĩa là một ông thầy tiểu nhược. Tôi gọi là ‘ông thầy
tiểu nhược’ bởi khi bước vào thực hành tôi còn quá nhiều thiếu sót nông cạn.
Phần lớn sự tu tập của tôi rất xa vời với lý thuyết, giống như tôi chưa hề học biết
gì về Giới Luật cả.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh ở đây là về mặt thực hành, ta khó có thể
hiểu biết về Giới Luật một cách hoàn toàn, bởi có rất nhiều điều luôn là phạm
giới, cho dù chúng ta biết hay không biết chúng là phạm giới hay không. Chỗ này
rất đánh lừa. Và cần phải nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta chưa hiểu biết những
giới luật nào hay giáo lý nào, chúng ta cần nên học hỏi nó với một sự nhiệt tâm
và tôn trọng. Nếu chúng ta chưa biết, chúng ta phải nỗ lực học hỏi nó. Nếu chúng
ta không nỗ lực học hỏi giới luật hay giáo lý, thì ngay cái hành động không nỗ
lực đó cũng đã là phạm giới.
Ví dụ vui, nếu như các thầy nghi ngờ... không biết người kia là nam hay nữ,
các thầy chạm vào cô ta.
Các thầy không biết chắc nhưng vẫn cố ý đụng chạm...
thì vẫn là sai, là đã phạm giới cấm. Trước kia tôi thắc mắc tại sao điều đó là sai
phạm, nhưng sau khi suy xét lại việc tu tập, tôi mới biết là người tu thiền cần phải
có chánh niệm, phải biết cân nhắc, không nên làm thử điều mình chưa chắc. Khi
đang nói, đang đụng chạm hay đang cầm nắm thứ gì, người ấy trước tiên phải suy
xét thấu suốt. Sai phạm trong trường hợp trên là do không có chánh niệm, hoặc
thiếu chánh niệm, hoặc thiếu chú tâm ngay lúc đó.