đặc biệt để phô bày vẻ đầy đặn cao quý của mình. Với mái đầu hói,
râu ria nhẵn nhụi, để lộ hai gò má phệ cùng làn da nhợt nhạt,
Hammett là một gương mặt quen thuộc trong giới quyền quý ở
Carolina. Phát biểu tại một cuộc họp ở Câu lạc bộ Thành phố, ông
đã tuyên bố sự ra đời của hệ thống đường sắt Richmond và
Danville
.1
“Khu vực này [Piedmont] cùng các đường ray của nó sở
hữu những lợi thế tự nhiên cần thiết để biến một quốc gia trở nên
giàu có, thịnh vượng và vĩ đại,” Hammett nói một cách hào sảng.
“Những hành khách đi tuyến đường sắt này chắc chắn sẽ bị ấn
tượng bởi vẻ đẹp và lợi thế của nó, và các nhà tư bản cần phải
nhận ra rằng đây chính là một mảnh đất màu mỡ để đầu tư.”
2
Đối
với ngài thị trưởng, tuyến đường sắt vừa mới khánh thành chính là
cơ hội quý giá nhất để Piedmont thay đổi bối cảnh kinh tế. Nó tạo ra
cơ hội để gột rửa thứ tiếng xấu về vùng đất Piedmont nghèo khó với
những người nông dân nợ nần, lam lũ cùng trùng điệp núi non, xa
xôi, cách biệt và lạc hậu.
Trong thời kỳ vàng son của hệ thống đường sắt tại Mỹ, từ cuối
những năm 1870 đến 1890, hơn 73.000 dặm đường ray mới đã
được xây dựng. Đồng nghĩa với việc, trung bình mỗi năm sẽ có
khoảng 7.000 dặm được lắp ráp thêm, phần lớn sẽ thuộc về các
vùng Thâm Nam Hoa Kỳ
*
và các khu vực ở phía Tây.
3
Viễn cảnh
mạng lưới đường sắt quốc gia chạy qua Piedmont, liên kết vùng đất
này với Charlotte và Atlanta, kéo dài đến New York, xuống tận New
Orleans và cắt qua tuyến đường ngắn nhất theo một đường thẳng
hấp dẫn đến mức người ta quảng cáo tuyến đường sắt Piedmont
như một “Tuyến-đường-hàng-không” – tiền thân của thuật ngữ của
ngành hàng không thương mại.
4
*
Thâm Nam Hoa Kỳ là tên gọi chung dành cho các tiểu bang nằm ở
phía Nam nước Mỹ. (ND)
Cũng vì tầm nhìn này quá sức hấp dẫn nên Thị trưởng Hammett đã
quyết định thành lập công ty Piedmont Manufacturing Company
(PMC), tận dụng lợi thế của hệ thống đường sắt vừa mới xây, đúng
như những gì ông đã trình bày tại cuộc họp doanh nghiệp trước đó.
Vào ngày 15/03/1876, PMC bắt đầu xuất khẩu vải bông cuộn có