đường kính lên đến 36 inch đến một thị trường phát triển nhanh ở
nước ngoài: Trung Quốc.
Dự án này đạt được thành công to lớn. Người Trung Quốc yêu thích
chất vải rẻ, thô và bền. Người tiêu dùng bắt đầu ưa chuộng hàng
nhập khẩu từ Anh quốc và vì thế, tiền nhân công thấp cùng với các
nhà máy lớn của Piedmont trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Hóa ra,
nhu cầu về hàng dệt may, cũng như nhiều mặt hàng khác (than đá,
dầu mỏ, sắt và thép), cũng rất dễ thay đổi. Người tiêu dùng sẽ mua
vải nếu giá của nó rẻ, và một khi giá tăng lên thì họ sẽ không tiếp
tục mua nữa. Một du khách đi khắp mọi miền Trung Quốc đã kể lại
rằng, “Ở đâu cũng thấy vải vóc đến từ Piedmont.”
5
Nhiều doanh nghiệp khác đã bắt đầu tham gia vào cuộc chơi và kìm
hãm sự phát triển của PMC, mặc cho doanh nghiệp này liên tục mở
rộng. Những cái tên lớn khác như Holt, Cannon, Gray, Springs,
Love, Duke, Hanes, cũng tham gia vào lĩnh vực dệt may khi thị
trường quốc tế bắt đầu rộng mở. Vào những năm 1930, số lượng
con suốt xe chỉ tại miền Nam đã chiếm đến 75% tổng số tại Mỹ. Các
tờ báo địa phương ghi nhận thành công lớn này là nhờ vào nghệ
thuật giao thương cũng như tài khéo léo của những người miền
Nam chăm chỉ.
Rồi sau đó, chiếc áo một đô đến từ Nhật Bản xuất hiện.
6
Sau Thế chiến II, người Nhật cũng đã học được kỹ năng và cách trả
lương rẻ mạt cho công nhân. Những người ngoại quốc chăm chỉ
này thậm chí còn sản xuất được hàng dệt may rẻ hơn những người
dân vùng Piedmont. Trong suốt thập kỷ kế tiếp, người Nhật còn mở
rộng việc sản xuất hàng may mặc sang những nước có nhân công
rẻ hơn như Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Khi
lương cho nhân công ở những quốc gia này tăng lên, các nhà máy
dệt may lại tiếp tục được dời đến những nơi xa hơn như Trung
Quốc, Ấn Độ và Bangladesh với lương cho nhân công ngày càng
giảm. Vào năm 2000, các công nhân dệt ở Trung Quốc và Indonesia
được trả chưa đến 1 đô mỗi giờ, trong khi đó ở Mỹ, công nhân được
trả 14 đô.