Kun Hee vận dụng một cách hoàn hảo chủ trương của Tom Peters - “nếu
không thể tránh được mớ hỗn độn này thì chi bằng hãy tận hưởng nó” - khi
làm đảo lộn toàn bộ bộ máy Samsung rồi đẩy cả tập đoàn vào một mớ bòng
bong hỗn loạn. Kết quả của quá trình này là Samsung đã nhảy vọt thành tập
đoàn số 1 thế giới.
Có thể tìm thấy điều này trong cuốn tự truyện Suy nghĩ và nhìn ra thế giới
ông viết năm 1997.
“Chúng ta đang bị tụt hậu trên mọi phương diện, bởi vậy, nếu muốn theo
kịp các nước phát triển, chúng ta buộc phải “nhảy cóc”. Nếu cứ chậm rãi
tiến từng bước như những người bình thường thì chúng ta mãi mãi không
thể nào thoát khỏi cái ‘dớp’ là một nước công nghệ lạc hậu, một nền kinh tế
lạc hậu.”
Lee Kun Hee hiểu rõ ý đồ của Peters trong câu nói “tiến bộ dần dần là điều
vô cùng nguy hiểm”. Bởi vậy, ông đã tiếp thu xuất sắc bài học này và diễn
đạt lại bằng ngôn ngữ riêng của mình: “Nếu cứ chậm rãi tiến từng bước như
những người bình thường thì chúng ta mãi mãi không thể nào thoát khỏi cái
‘dớp’ là một nước công nghệ lạc hậu, một nền kinh tế lạc hậu.”
Nếu như Tom Peters có câu “phá hủy là hiện thực”, “hãy chủ động thay đổi
luật chơi”, “tự hủy hoại bản thân là tái thiết lập”, thì Lee Kun Hee cũng
từng nói “nếu muốn theo kịp các nước phát triển, chúng ta phải nhảy cóc”,
“thất bại là đặc quyền của người Samsung”, “hãy coi thời kỳ khó khăn là cơ
hội để nhảy vọt và khủng hoảng chỉ là bước đệm để củng cố sức mạnh”.
Thông qua những lời nói này, Lee Kun Hee không ngừng đặt ra yêu cầu đổi
mới suy nghĩ. Thực tế cho thấy, có trường hợp những người tuân theo
nguyên tắc một cách nghiêm ngặt và luôn trong tư thế chuẩn bị giống như
những người mắc bệnh hoang tưởng từng ngày từng giờ thường trực cảm
giác nguy hiểm đang rình rập, phải cảnh giác và đối phó, cũng giống như
Lee Kun Hee, lại thường thành công hơn những người khác.