Chiều ngày 28 tháng 6 năm 2006 tại Seungjin Won, Hannam Dong, Seoul,
chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee đã đề ra hướng phát triển “Kinh
doanh sáng tạo toàn cầu” trong cuộc họp ban giám đốc 13 công ty thành
viên độc lập thuộc Tập đoàn Samsung (ngoại trừ ngành điện tử và tín
dụng), đồng thời đưa ra phát biểu trên.
Tại đây, Lee Kun Hee tiếp tục nhắc lại điều mà trước nay ông vẫn thường
nhấn mạnh, đó là cần phải có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận sự
khủng hoảng.
“Tỷ lệ đường xá được xây dựng cách đây khoảng 200 năm của Washington
D.C lên tới 40%. Cần tiến hành mọi việc theo một kế hoạch dài hơi, bên
cạnh đó, phải tập trung nắm bắt cơ hội, bởi một khi đã đánh mất cơ hội thì
sẽ rất khó để khắc phục hậu quả.
Cần nhận thức được rằng, trong vòng hai đến ba năm, nếu không thể hoàn
tất công đoạn chuẩn bị chào đón thế kỷ XXI đang tới thì sẽ hụt mất bước đà
cuối cùng để thực hiện cú nhảy vọt tới vạch đích mang tên ‘doanh nghiệp
hàng đầu thế giới’. Và năm nay là cơ hội cuối cùng dành cho chúng ta.
Hướng kinh doanh mũi nhọn tại thời điểm hiện tại là kinh doanh trù bị định
hướng trước cho thế kỷ XXI. Trong tương lai, phát triển phần mềm sẽ được
coi trọng hơn kỹ thuật chế tạo phần cứng, do đó, nhiệm vụ cấp bách đặt ra
là cần phải tìm kiếm và đào tạo nên một thế hệ nhân tài chủ lực trình độ
cao.”
Đây là tinh thần ý thức cao độ về khủng hoảng của Lee Kun Hee trong năm
cuối thế kỷ XX. Chúng ta nhận thấy rằng, Lee Kun Hee là một nhà kinh
doanh luôn nỗ lực không ngừng để gửi gắm tới tất cả các nhân viên của
mình ý thức về khủng hoảng.
“Trong năm 1986 vừa qua, chúng ta đã cho thấy Samsung là một công ty
thất bại như thế nào.Tôi đã có dự cảm chẳng lành về sự khủng khoảng từ