Nhật Bản để nắm giữ vị trí số 1 thế giới, thì không một giây phút nào chủ
tịch Lee ngừng đau đáu về những nguy cơ khủng hoảng, đến nỗi ông chỉ
chợp mắt không quá bốn tiếng mỗi ngày.
Nghe những lời bộc bạch của Lee Kun Hee tại Hội nghị Osaka năm 1993,
chúng ta mới có thể cảm nhận được rõ rệt ý thức về sự khủng hoảng của
ông mạnh mẽ đến đâu.
“Tôi bắt đầu cảm nhận được mối nguy cơ từ giữa năm ngoái, vậy nên từ
lúc đó cho tới cuối năm, mỗi ngày tôi chỉ ngủ được từ ba đến năm giờ đồng
hồ.”
Đắn đo đã lâu, cuối cùng biện pháp mà ông lựa chọn để khắc phục khó
khăn chính là Tuyên bố kinh doanh mới. Khi Lee Kun Hee đề ra chủ trương
Học thuyết khủng hoảng cùng lúc với Tuyên bố kinh doanh mới năm 1993,
có thể cảm nhận được nỗi âu lo và cả sự kiên quyết trong từng lời nói của
ông.
“Nếu không tập trung tinh thần thì sẽ sụp đổ bi thảm như Cựu Hàn Mạc .”
Cho đến tận 13 năm sau, ý thức về khủng hoảng của Lee Kun Hee cũng
không hề đổi thay. Lúc này, Samsung đã bỏ xa Sony để đường đường chính
chính vinh danh là công ty điện tử “hữu danh hữu thực” số 1 thế giới. Ngay
cả khi Samsung trở thành mối quan tâm của toàn thế giới, Lee Kun Hee
cũng không quên đề cao ý thức về khủng hoảng và sự nhạy bén trước dòng
xoáy biến đổi khôn lường của xu thế.
“Tuyệt đối không được có tư tưởng tự mãn về sự thuận lợi của mọi sự mà
phải luôn đề cao ý thức về khủng hoảng và nhạy bén trước sự xoay vần của
thời thế. Sự sáng tạo không thể xuất hiện nếu chỉ làm theo cách có sẵn hay
bắt chước người khác. Do đó, bắt đầu mọi việc từ con số 0 và tìm ra cái
mới là sự sáng tạo cần thiết.”