LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 96

tảng vững chắc đối với sự phát triển và bước tiến của bản thân trong tương
lai.

Trong quá trình này, Lee Kun Hee từng bước sẻ chia và truyền tới nhân viên
của mình lý tưởng về một doanh nghiệp hàng đầu thế giới và nhận thức
đúng đắn về vị trí số 1. Kết quả là Samsung đã thực hiện cú nhảy ngoạn
mục để được vinh danh là doanh nghiệp hàng đầu như ngày nay.

Lý do để Samsung có thể tiến nhanh hơn, tạo ra nhiều thành quả hơn các
doanh nghiệp khác là “con người Samsung” không ai biết sợ thất bại, thậm
chí còn thất bại nhiều hơn, sớm hơn người khác.

Năm 1924, một học sinh đã đặt ra câu hỏi như thế này cho Thomas Watson,
người sáng lập nên IBM.

“Làm thế nào để có thể thành công nhanh chóng?”

Thomas Watson mỉm cười và giải thích về tầm quan trọng của thất bại như
sau:

“Nếu muốn nhanh chóng thành công thì hãy tăng tốc độ thất bại lên gấp
đôi. Bởi vì thành công là thứ mà cậu sẽ gặp khi bước qua bờ bên kia của
thất bại.”

Giống như lời Thomas Watson, Samsung Electronics đã không ngần ngại
trước thất bại, trao thưởng cho những người dám thất bại. Trong bầu không
khí, môi trường văn hóa doanh nghiệp và hệ ý thức như vậy, với những con
người Samsung, thất bại là chuyện xảy ra như cơm bữa. Thông qua những
lần thất bại, Samsung Electronics có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm và
bí quyết quý báu mà các doanh nghiệp khác không có cơ hội được tiếp xúc.

Người lãnh đạo dù có đưa ra những ý tưởng triển vọng hoa mỹ đến đâu,
tuyên bố đổi mới hùng hồn thế nào đi chăng nữa thì cuối cùng, chủ thể trực
triếp thực hiện các ý tưởng ấy vẫn là các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.