mới và thay đổi nhận thức của nhân viên cấp dưới lại là công đoạn bị nhiều
nhà quản lý lãng quên.
Trong quá khứ, các công ty điện tử Nhật Bản cũng đã thực hiện nhiều cuộc
đổi mới về quy trình, công nghệ, sản phẩm và dịch vụ. Nhưng các doanh
nghiệp này lại bỏ qua việc thay đổi con người, trong khi đó, con người mới
là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Bởi vậy, một nhà lãnh đạo luôn mưu cầu thay đổi nhận thức, đổi mới con
người như Lee Kun Hee mới có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh chỉ
trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều quan trọng nhất trong việc thay đổi ý thức của những con người trì trệ,
lười biếng là phải chỉ ra những khó khăn, khủng hoảng mà tổ chức và cá
nhân họ đang gặp phải. Vì thế, Lee Kun Hee vẫn thường giúp nhân viên của
mình nhìn ra những nguy cơ khủng hoảng.
“(Samsung) Điện tử (Samsung Electronics) đang bị ung thư. Công nghiệp
nặng thì suy dinh dưỡng. Xây dựng thì vừa suy dinh dưỡng vừa mắc bệnh
tiểu đường. Hóa chất tổng hợp thì vốn đã mang khuyết tật bẩm sinh. Còn
mức độ bệnh tật của Thực phẩm thì nằm giữa Điện tử và Hóa chất tổng
hợp.”
Đây là nội dung trích từ cuốn tự truyện ông viết năm 1997. Điều đáng ngạc
nhiên là tại thời điểm đó, Samsung đang trên đà thắng lợi với vị trí số 1 tại
thị trường trong nước, tức là vào lúc Samsung đang liên tục đạt được những
thành công không nhỏ. Lee Kun Hee cũng từng “chẩn bệnh” cho Samsung
như sau: “Samsung đang mắc phải một căn bệnh kinh niên”, “Samsung là
một công ty thất bại”, “cứ nghĩ đến Samsung là tôi không tài nào ngủ
được”.
Trên thực tế, vào năm 1992, khi Samsung Electronics là công ty đầu tiên
trên thế giới phát triển thành công chip bán dẫn 64M DRAM và cũng là lần
đầu tiên vượt qua một cường quốc về công nghệ dung lượng bộ nhớ như