LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 126

Không những thế, thông qua chế độ giờ làm việc 7.4 (từ 7 giờ sáng đến 4
giờ chiều) ông đã tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian để chuẩn bị ứng
phó với xã hội quốc tế hóa tương lai. Lúc này, trong lực lượng nhân viên
của Samsung, số người học ngoại ngữ hay lĩnh vực chuyên ngành cũng
không nhỏ. Tất cả điều này đều là sự chuẩn bị cho xã hội tương lai.

Để nhân viên có cơ hội bồi dưỡng thêm về tình hình quốc tế hóa và cơ hội
trải nghiệm tại nước ngoài, ông đã cử họ ra nước ngoài trong vòng một năm
để tìm hiểu thêm về đất nước, ngôn ngữ và văn hóa đất nước đó thông qua
chương trình “mở”. Có thể nói, chương trình mang tính chất bổ trợ như
chính sách chuyên gia địa phương này chính là một mắt xích quan trọng
trong chiến lược kinh doanh trù bị của Lee Kun Hee.

Một trong những mắt xích khác của chiến lược kinh doanh trù bị đó là mở
rộng hướng kinh doanh thiết kế mẫu mã, vì Lee Kun Hee đã sớm nhận ra
tầm quan trọng của mẫu mã sản phẩm trong tương lai. Hoàn toàn có thể
khẳng định rằng Samsung trở thành doanh nghiệp hàng đầu với các thiết kế
sản phẩm xuất sắc có sức càn quét thị trường mạnh mẽ và thu về các giải
thưởng thiết kế tầm cỡ quốc tế như hiện nay đều là nhờ khả năng nhìn xa
trông rộng của Lee Kun Hee.

Bên cạnh đó, sự kiện thiêu hủy điện thoại của Samsung cũng được coi như
hình ảnh sống động tượng trưng cho ý chí quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ
đề cao số lượng để tiến vào thời đại ưu tiên chất lượng, đồng thời cũng là
bước chuẩn bị của Lee Kun Hee cho một xã hội tương lai khi mà chất lượng
sản phẩm là ưu tiên hàng đầu.

Nếu như Lee Kun Hee không thực hiện chiến lược kinh doanh trù bị trên
nhiều phương diện đa dạng như thế từ hàng chục năm trước, liệu có tồn tại
một Samsung như ngày nay? Người viết nghĩ rằng điều đó sẽ không bao giờ
xảy ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.