LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 141

cách điềm tĩnh vào mỗi thời khắc nguy cơ ập đến, mà còn cho thấy một
diện mạo vươn xa hơn bằng cách sẵn sàng vượt qua nguy cơ.

Một ví dụ điển hình trong lĩnh vực kinh doanh thay đổi đã biến nguy cơ
thành cơ hội để nhảy vọt này là “huyền thoại Anycall”.

Vào năm 1994 khi một lượng lớn điện thoại lỗi được đưa ra ngoài thị
trường, dẫn đến hình ảnh về điện thoại Samsung rơi vào tình trạng không
thể tồi tệ hơn. Samsung Electronics bị đặt vào nguy cơ là một doanh nghiệp
đi sau về sản xuất điện thoại, yếu kém trong kinh doanh nên không thể đạt
được thành công lớn.

Đối mặt với nguy cơ này, vào năm 1994 Lee Kun Hee đã tập hợp gần 2.000
nhân viên tại nhà máy Gumi thuộc Gyeongbuk (miền Trung Hàn Quốc) và
đập vỡ toàn bộ số điện thoại tương đương giá trị 50 tỷ won sau đó đem đi
thiêu hủy. Đây chính là sự kiện “thiêu hủy điện thoại” nổi tiếng.

Tất cả nhân viên của Samsung Electronics, những người tỉnh ngộ từ sự kiện
đó, đã chuyển hướng suy nghĩ để làm ra những chiếc điện thoại với chất
lượng tốt nhất. Kết quả là vào tháng 7 năm 1995, thị phần của Samsung
Electronics là 52%, vượt qua con số 42% của Motorola - doanh nghiệp điện
thoại lớn tầm cỡ thế giới, và huyền thoại Anycall được bắt đầu từ đây.

Nếu như Lee Kun Hee không thức tỉnh và đặt ra thách thức mới cho nhân
viên thúc đẩy họ làm ra những chiếc điện thoại tốt nhất thì có lẽ huyền thoại
Anycall cũng sẽ không tồn tại.

Trong thời kỳ thuận lợi càng phải thận trọng và khắt khe hơn nữa.

“Một trong những nghịch lý của thành công là phương pháp đưa bạn đến
thành công cũng là phương pháp khiến bạn không thể cứ tiếp tục ngủ yên
trong thành công đó”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.