LEE KUN HEE - NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG - Trang 51

Tờ Financial Times (Thời báo tài chính) của Anh đã dùng cụm từ “sales
machine” (cỗ máy bán hàng) để chỉ đích danh Samsung Electronics.

Tại sao lại như vậy? Lý do là bởi, mặc dù Samsung có khả năng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ ứng dụng linh hoạt kỹ thuật vốn có để tối đa hóa lợi
nhuận, song điều mà Samsung không có được chính là khả năng sáng tạo và
cải cách để sản xuất ra những sản phẩm đột phá, thay đổi căn bản thị trường
hiện tại và khuôn khổ ngành công nghiệp như Apple – doanh nghiệp tiên
tiến đã tạo ra sản phẩm đột phá như iPhone.

Ngoài ra, tờ báo này còn đưa ra dự đoán “Thành công mà Samsung gặt hái
được trong vài năm gần đây không phải dựa trên nền tảng kỹ thuật tiên tiến
(technology leadership) mà nhờ vào kỹ năng ứng biến tốc độ (speed and
agility). Tuy nhiên, điểm thiếu sót của cuộc cải cách đúng nghĩa lại gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến tính lợi nhuận”. Và dự đoán ấy đã dần dần
trở thành hiện thực.

Các công ty khác càng bước gần đến vạch tiêu chuẩn “doanh nghiệp đổi
mới” thì tình hình lợi nhuận của Samsung Electronics càng có chiều hướng
xấu đi.

Trong bài viết số ra ngày 29 tháng 1 năm 2010, cùng với việc đưa tin
Samsung Electronics đánh bại HP để trở thành tập đoàn công nghệ thông
tin lớn nhất thế giới, tờ báo này cũng không ngừng đưa ra những chỉ trích
nhằm vào sự thiếu đổi mới của Samsung.

“Chỉ tính riêng việc thiếu tính sáng tạo và kỹ thuật, đáng để coi là sản
phẩm chiến lược như dòng sản phẩm TabletPC ‘iPad’ được Apple đưa ra
trình làng mới đây đã được coi là một yếu kém của Samsung. Trong tình
hình tăng trưởng chóng mặt của thị trường smartphone, với tỷ lệ chiếm lĩnh
thị trường còn chưa đạt tới con số 5% thì Samsung còn phải chạy dài mới
theo kịp được Nokia (35%) và Apple (17%). Theo điều tra của Công ty

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.