LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 116

bầu cử của nam giới cũng chỉ tăng từ 14% lên 18%, một phần là vì rất nhiều
thợ thủ công và người làm công, những người không có hoặc có rất ít của
cải, bị tước quyền bầu cử. Đó là hệ quả của đạo luật tạo ra mối quan hệ giữa
tài sản và quyền bầu cử. Ở Ý, ngay cả sau khi đã hạ tuổi bầu cử xuống còn
21 và giảm yêu cầu đóng thuế vào năm 1882, cũng chỉ có khoảng 2 triệu
nam giới (tương đương 7% dân số) có quyền bầu cử, vì tuy thấp nhưng vẫn
còn những yêu cầu về đóng thuế và trình độ học vấn.

[300]

Mãi đến năm 1848, là năm Pháp áp dụng quyền phổ thông đầu phiếu cho

tất cả nam giới, một số hình thức dân chủ hạn chế bắt đầu xuất hiện ở các
nước NDC. Như chúng ta thấy trong bảng 3.1, hầu hết các nước NDC đã áp
dụng quyền phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ giữa thế kỷ XIX đến
hai thập niên đầu thế kỷ XX. Nhưng, quá trình này không diễn ra một cách
suôn sẻ, có những giai đoạn mà quyền phổ thông đầu phiếu bị rút lại.

Bảng 3.1

Chế độ dân chủ ở các nước NDC

Nước

Quyền phổ thông đầu phiếu

cho tất cả nam giới

Quyền phổ thông đầu phiếu cho

tất cả các công dân

Úc

1903

[301]

1962

Áo

1907

1918

Bỉ

1919

1948

Canada 1920

[302]

1970

Đan
Mạch

1849

1915

Phần
Lan

1919

1944

Pháp

1848

1946

Đức

18492

1946

Ý

1919

[303]

1946

Nhật

1925

1952

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.