LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 86

Mỹ không có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất các mặt hàng này.

[244]

Nhưng, dường như sẽ hợp lí khi lập luận rằng những chính sách như vậy sẽ
trở thành trở ngại lớn, nếu không muốn nói là một rào cản không thể vượt
qua, cho sự phát triển công nghiệp của Mỹ, nếu như nước này vẫn là thuộc
địa của Anh sau khi đã trải qua những giai đoạn phát triển ban đầu (giai
đoạn phát triển nông nghiệp và thương mại).

[245]

Thứ ba, các mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh với hàng hóa của Anh đều bị

cấm. Chúng ta đã biết ngành dệt may của Ấn Độ đã bị thiệt hại nặng nề do
lệnh cấm nhập khẩu vải bông từ Ấn Độ vào thế kỷ XVIII, mặc dù vải Ấn
Độ có chất lượng tốt hơn của Anh rất nhiều (xem mục 2.2.1).

[246]

Một ví dụ

khác, đó là vào năm 1699, Anh ra lệnh cấm các nước thuộc địa xuất khẩu
vải len (Đạo luật len) đã phá hủy nghiêm trọng ngành công nghiệp sản xuất
vải len ở Ireland. Đạo luật này đồng thời cũng ngăn cản luôn sự xuất hiện
của ngành sản xuất len ở thuộc địa châu Mỹ.

[247]

Một ví dụ nữa, vào năm

1732, một đạo luật ra đời – nhắm vào ngành sản xuất mũ lông hải li đang
phát triển ở Mỹ – cấm xuất khẩu mũ ra nước ngoài hay sang các nước
thuộc địa khác.

[248]

Thứ tư, Anh cấm các nước thuộc địa sử dụng thuế quan, hoặc sẽ ngăn

cản bằng nhiều cách nếu như nó được coi là cấp thiết cho việc tăng thu
ngân sách. Năm 1859, vì những lí do tài khóa, chính quyền thực dân Anh ở
Ấn Độ đã đánh thuế nhập khẩu nhẹ lên hàng dệt may (khoảng 3-10%),
ngay lập tức các nhà sản xuất của Ấn Độ cũng phải chịu thuế suất tương
đương nhằm tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho hàng hóa của Anh.

[249]

Mặc dù đã được “bù đắp” bởi việc đánh thuế các nhà sản xuất Ấn Độ, các
nhà sản xuất Anh vẫn gây áp lực với chính phủ, yêu cầu xóa bỏ các mức
thuế trên, và họ đã đạt được mục đích vào năm 1882.

[250]

Vào những năm

1890, chính quyền thực dân ở Ấn Độ một lần nữa tìm cách đánh thuế nhập
khẩu vải bông – lần này là để bảo vệ ngành sản xuất vải của Ấn Độ chứ
không phải là lí do ngân sách – nhưng các nhóm chịu sức ép đã ngăn chặn
được cố gắng này. Trước năm 1917, vải bông nhập khẩu vào Ấn Độ không
phải chịu bất cứ thứ thuế nào.

[251]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.