LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 87

2.3.2. Những nước nửa thuộc địa

Trong suốt thế kỷ XIX, Anh (và cả các nước NDC khác) đều cố gắng

ngăn cản sự phát triển sản xuất ở những nước kém phát triển hơn bằng cách
áp đặt tự do thương mại với những nước này, thông qua những “hiệp ước
bất bình đẳng”. Các hiệp ước này thường áp đặt các mức thuế trần, thường
là 5%, và tước đoạt quyền tự quyết về thuế quan của các nước nói trên.

[252]

Điều gây rất nhiều bối rối chính là việc giữ cho mức thuế thấp và thuế

suất đồng nhất (mặc dù không nhất thiết là phải dưới 5%) lại chính là
những điều mà các nhà kinh tế theo trường phái tự do thương mại hiện nay
đề xuất cho các nước đang phát triển. Công trình nghiên cứu nổi tiếng của
Little và đồng nghiệp chỉ ra rằng mức bảo hộ hợp lí nhất là 20% đối với các
nước nghèo nhất và gần bằng 0% với các nước phát triển nhất. Ngân hàng
Thế giới (WB) lập luận rằng “bằng chứng cho thấy lợi ích của việc xóa bỏ
nhanh chóng những hạn chế định lượng, và giảm thuế xuống mức thấp và
đồng nhất
, ví dụ như ở mức từ 15-25%”

[253]

.

Anh ban đầu đã áp dụng các hiệp ước bất bình đẳng ở Mỹ Latinh, bắt

đầu với Brazil năm 1810, khi các nước này giành được độc lập về chính trị.
Kể từ hiệp ước Nam Kinh (1842), được kí sau cuộc chiến tranh Nha phiến
(1839-1842), Trung Quốc bị buộc phải kí kết một loạt các hiệp ước bất bình
đẳng trong suốt hai thập kỉ tiếp theo. Những hiệp ước này khiến Trung
Quốc mất đi quyền tự quyết về thuế quan, mà tiêu biểu là việc người Anh
giữ chức lãnh đạo hải quan của Trung Quốc suốt 45 năm, từ năm 1863 đến
1908. Từ năm 1824, Xiêm (giờ là Thái Lan) đã kí kết rất nhiều hiệp ước bất
bình đẳng và kết thúc với một hiệp ước bao trùm nhất vào năm 1855. Ba
Tư cũng đã kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng trong những năm 1836-1857,
Đế chế Ottoman cũng phải làm như vậy vào năm 1838 và năm 1861.

[254]

Nhật Bản cũng mất quyền tự quyết về thuế quan từ khi kí những hiệp

ước bất bình đẳng sau khi mở cửa vào năm 1854 (xem mục 2.2.7). Mãi tới
năm 1911, những hiệp ước này mới hết hiệu lực.

[255]

Điều thú vị là, khi

Nhật Bản dùng vũ lực buộc Hàn Quốc phải mở cửa vào năm 1876, Nhật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.