Thỉnh thoảng chúng nó vẫn rồng rắn kéo nhau qua nhà Yến chơi, nhưng
cũng chỉ những khi có Yến ở nhà chứ không dám đến khi có mình Cô Út,
bởi tính cô thích yên tĩnh. Bọn trẻ rất khoái Hoàng Yến bởi lần nào cô bé
cũng có quà cho chúng, nhưng mỗi khi gặp Cô Út là bọn trẻ đều gọi là bà
Cô Út mà Yến thì rất ghét kêu như vậy, nghe nó kỳ kỳ nhưng mà cấm hoài
không được, mươi bữa đâu lại vào đấy, cứ thế.
Thỉnh thoảng lủ trẻ chạy qua cửa hàng của Cô Út mua đồ cho mẹ nó mà
Yến biết rằng mua mười chưa trả một nhưng do biết hoàn cảnh khó khăn
của gia đình ấy nên Cô Út lờ đi không đòi. Và cũng lâu lâu cô Lý lại qua
bên nhà gặp Cô Út, nói ngượng ngiụ.
- Chị cho em trả một chút… còn lại thì… còn lại thì….
Cô Lý cũng gần năm mươi tuổi và có vẻ lớn tuổi hơn Cô Út, thế nhưng
lúc nào cũng thưa chị xưng em với Cô Út ngọt xớt.
Cô Út cầm nắm tiền nhàu nát của cô Lý đưa, cười không nói gì và cũng
không đếm mà bỏ luôn vào ngăn tủ.
- Thôi được … không sao… lúc nào cô có trả cũng được mà.
Cũng là người khí khái, không muốn mang tiếng lợi dụng người khác
bởi có lần Cô Út không lấy tiền và cô Lý đã không cho mấy đứa con sang
bên nhà mua hàng đến mấy tháng trời. Vì thế Cô Út vẫn bán hàng cho cô
Lý, nhưng giảm giá tối đa, nhiều lúc gọi là lấy tượng trưng, nhưng thà là
như thế thì cô Lý cảm thấy bớt áy náy hơn. Kể cũng tội.
Gia đình đông con, chồng cô làm nghề đạp xích lô, còn cô thì làm đủ thứ
nghề. Nghề đầu tiên khi vào thành phố này là làm công nhân cơ khí của nhà
máy Z30D Bộ quốc phòng và căn nhà tập thể mà cô có được là nhờ đồng
đội cũ can thiệp xin cho. Sau này đông con, lương không đủ sống, cô xin
nghỉ để lãnh một cục tiền rồi từ đó chuyển sang buôn bán, thôi thì khôn
gbiết cô làm những nghề gì nữa, ai kêu gì làm nấy. Đã thế lại đông con, đẻ