hàm bản chất sự tồn tại của ngài và thay đổi theo nhận thức của từng cá
nhân bởi ngài có thể là thực tại tối cao, là thiên nhiên hoặc là một nguyên lý
vũ trụ.
Còn riêng với chúng ta, Yên Thảo tủm tỉm cười, chúng ta không quan
tâm đến việc ngài là ai mà chỉ tự hỏi về giới tính của ngài. Đàn ông hay đàn
bà, và trong một nhận thức nào đó thì dường như ngài là đàn ôngvà ngài tái
tạo ra thế giới này bằng đ6i bàn taynặn đất sét cho linh hồn và giới tính của
con người. Hay thật nhỉ, Yên Thảo nhún vai, như vậy tất cả chúng ta ngồi
đây đều được ngài ban cho linh hồn và giới tính, vậy giới tính thứ ba gay và
les có phải là do ngài ban cho không? Và ngài làm điều ấy để làm gì với
chúng ta hay là vì ngài cũng như chúng ta. Điều này cũng giống như những
triết gia vô thần vẫn thường đặt câu hỏi “Thượng đế đã tạo ra muôn loài vậy
ai tạo ra Thượng đế?”. Đây là một câu hỏi mang tính khiêu khích và không
có giá trị lý luận bởi vì đây là một hình thức vọng ngữ “phức vấn” –
compound questions, bao hàm mâu thuẫn và nghịch lý. Áp đặt người trả lời
rôi vào hướng trả lời có hoặc không. Vì thế xét về mặt lý luận thì câu hỏi
này mang tính ngụy biện, không dùng làm cơ sở để phủ nhận ý nghĩa tồn tại
của thượng đế. Giới tính của thượng đế có lẽ cũng là vậy trong trường hợp
này, ngài là đàn ông hay đàn bà đều không thể nhưng là giới thứ ba như
chúng ta hóa ra là điều thú vị nhất.
Những vẻ mặt thú vị và những nụ cười cho thấy mọi người rất hào hứng
với những điều mà Dạ Yên Thảo vừa nói, nàng đã mở đầu thành công.
- Tất nhiên là vậy – Một les là kỷ sư ngồi bên dưới góp ý với Yên Thảo
– Triết gia duy lý Pháp René Descartes cho rằng vật chất và tinh thần là hai
thực thể riêng rẽ. Và ông luôn thắc mắc tại sao hai thực thể không có điểm
chung này lại có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau như vậy. Để rồi đi đến
kết luận, hoạt động tương hỗ ấy là ý nguyện của Thượng đế và ngài chính là
căn nguyên duy nhất và tối hậu của mối tương tác giữa tinh thần và thể xác.