thích Thượng đế theo suy nghĩ riêng của mình. Và sẽ làm mất đi thứ quyền
uy thiêng liêng của tôn giáo ấy. Bởi mỗi một tôn giáo đều tồn tại trên một
quyền lực thiêng liêng, bí ẩn nào đó và nó dùng điều đó để áp đảo, khống
chế các tín đồ của mình. Do vậy chẳng một tôn giáo nào muốn tín đồ của
mình có thể thiết lập được mối quan hệ dưới hình thức này khác với
Thượng đế, trừ một số người nào đó có “khả năng” đặc biệt mà những con
người này lại là người lãnh đạo các tôn giáo rồi. Cho nên… - Yên Thảo
nhún vai- Ví dụ, trong trường hợp này nếu đồng tính là ý nguyện hay là sự
tái tạo của Thượng đế thì tại sao con người lại nhân danh ngài để cấm đoán
xua đuổi? Nhưng trong thật tế một số tôn giáo đã làm vậy và gán cho người
đồng tính chính là sự cám dỗ của ma quỷ! Thật nực cười.
Sẽ luôn luôn xuất hiện sự xung đột trong tâm hồn một tín đồ tôn giáo
nào đó nếu bản thân bị đồng tính với giáo điều của tôn giáo mình đang tin
tưởng thờ phụng. Ghê tởm, xua đuổi, ruồng bỏ,… bởi những quy định của
tôn giáo mình để rồi vẫn phải đối diện với sự thật của bản thân, của một
nhóm nhỏ cộng đồng tín đồ. Thế là các tôn giáo đành bỏ lơ qua chuyện một
vài tín đồ nào đó có liên quan đến chuyện đồng tính và luôn nhấn mạnh,
hãy cầu xin Thượng đế cứu giúp trong khi chính bản thân ngài lại không có
ý kiến gì trong chuyện này. Ý nguyện hay không phải là ý nguyện của ngài
trong chuyện đồng tính, xem ra cuối cùng là những bí mật riêng của thượng
đế mà con người chưa tìm hiểu được.
Xem ra cuối cùng tất cả chỉ là cái vòng quẩn quanh của chính con người
tự dưng dựng lên và nhân danh ngài mà thôi.
- Các tôn giáo là vậy nhưng trong lịch sử thì nhiều chế độ nhà nước
cũng không đặt nặng lắm về vấn đề đồng tính –Một les khác góp lời – Ví dụ
như ở Trung Quốc chẳng hạn, từ thế kỷ 16 trước công nguyên, triều đình
nhà Thương không có một văn bản quy định nào nói đến vấn đề đồng tính.
Đến nhà Hán thì các sử liệu để cho thấy họ có thái độ khá khoan dung với
chuyện đồng tính miễn con người đó vẫn làm tròn bổn phận với gia đình